Đề thi Đánh giá tư duy tốc chiến Đại học Bách khoa năm 2023-2024 có đáp án (Đề 11)

88 người thi tuần này 4.6 705 lượt thi 63 câu hỏi 120 phút

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

Bài đọc số 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

GS.TSKH. Dương Đức Tiến, nguyên là giảng viên Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông là người đầu tiên xây dựng bản đồ phân bố tảo của Việt Nam, là tác giả, đồng tác giả của 1.402 loài tảo.
Trong số hàng nghìn loài tảo, đến giờ ông vẫn chưa quên câu chuyện tìm ra loài tảo đỏ dù đã qua hơn 50 năm. Đó là năm 1970 khi nghe hồ Ba Bể (Bắc Kạn) có một loài tảo đỏ, ông tìm cách lên ngay. Khi đó đi lại còn khó khăn, ông bắt xe từ Hà Nội lên Bắc Kạn rồi đi bộ gần 30 km lên hồ Ba Bể. Sau hai ngày đêm, ông đến nơi thu mẫu tảo. “Tôi phấn khởi và háo hức lắm. Tôi như vỡ òa vì mình là nhà khoa học đầu tiên tìm ra loài tảo đỏ quý hiếm được ghi trong sách đỏ thế giới”, ông nhớ lại.
Kể từ đó, những chuyến đi tìm kiếm loài tảo mới của ông cứ thế nối tiếp nhau. Từ Bắc, Trung, Nam ông đến để tìm hiểu xem nơi nào còn loài tảo đỏ để bảo tồn. Trong lần thăm ruộng muối của diêm dân Khánh Hoà, nhìn thấy váng màu đỏ ông tự hỏi không biết đó có phải là một loại tảo không. Lấy mẫu về soi chiếu, ông phát hiện đây là một loài cực kỳ giá trị - tảo Dunnaliella salina, với hàm lượng sắc tố beta caroten rất cao. Loài này đã được thế 15 giới sử dụng khá nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên phát hiện ở Việt Nam. Phát hiện này của ông được đưa vào bản đồ phân bố tảo. Sau này, một doanh nghiệp Israel đã phối hợp với một đơn vị trong nước để nghiên cứu sản xuất sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho phụ nữ từ loài tảo này.

Con đường bắt tảo “đẻ ra tiền” của GS Dương Đức Tiến bắt đầu khi ông nghỉ hưu. Ông cho biết, nguồn lợi tảo của Việt Nam rất phong phú và có giá trị cao. Trong tảo xoắn Spirulina, hàm lượng protein chiếm đến 60% trọng lượng khô. Tảo phục vụ sản xuất các sản phẩm tăng cường sức khỏe, làm đẹp cho con người, làm thức ăn chăn nuôi, làm phân bón... Đây có thể là một ngành kinh tế đem lại giá trị rất lớn nếu biết tận dụng.

“Suốt mấy chục năm công tác, tôi chúi mũi đi tìm các loài tảo. Cứ nghe bảo ở đâu có loài tảo mới là phải đến bằng được. Ngày đó tôi chỉ sống bằng lương. Đến khi nghỉ hưu, tôi nghĩ, nếu chỉ mải mê phân loài, không ứng dụng được vào đời sống, thì không có nhiều ý nghĩa”, ông nói.
Năm 2011, GS. Dương Đức Tiến được mời để khảo sát địa điểm xây dựng nhà máy nuôi tảo spirulina tại Quỳnh Lưu (Nghệ An). Sau khi có kết quả thẩm định các mẫu đất, nước nổi, nước ngầm ở các vị trí, độ sâu khác nhau, các thông số khoa học kỹ thuật về môi trường, đất, nước, các khoáng chất đa lượng, vi lượng và độ kiềm pH, ông nhận định khu vực này có triển vọng tốt. Ông ký hợp đồng hợp tác phụ trách về khoa học công nghệ, kỹ thuật cho doanh nghiệp. Vùng đất hơn chục ha hoang hóa, giờ thành khu nuôi trồng tảo rộng lớn. Công ty kinh doanh tốt, còn ông “sống khỏe” khi có thêm vài chục triệu đồng/tháng.
Mấy năm gần đây, GS. Dương Đức Tiến nhận lời phụ trách mảng nghiên cứu tảo cho một cơ sở nuôi trồng tảo xoắn spirulina ở Vĩnh Hảo (Bình Thuận). Ông đã chọn giống cho năng suất cao và loại bỏ các loài tảo khác xuất hiện trong quá trình nuôi trồng, giúp cơ sở này sản xuất từ 25-30 tấn tảo/năm. Ông thành thật, số tiền nhận được từ công việc này cũng lên đến hàng trăm triệu đồng. “Lương từ các công việc này gấp 3-4 lần lương tiến sỹ”, ông nói và hài hước: “đi làm thì nhà nước nuôi, nghỉ hưu rồi thì tảo nuôi tôi”.
Tảo là loài thực vật sống dưới nước, chúng nhỏ đến nỗi phải dùng kính hiển vi mới thấy. GS. Dương Đức Tiến bắt đầu nghiên cứu về tảo từ năm 1961. Trong tay không có gì ngoài chiếc kính hiển vi, ông phải lặn lội đi lấy từng mẫu nước ở ruộng, ao, sông, suối... Về nhà, ông dùng kính hiển vi để quan sát, phân loại, mô tả cấu trúc từng loài, sắp xếp theo bộ, họ... Nhận thấy tảo có thể là nguồn thức ăn phong phú, bổ dưỡng cho các loài thủy sản, ông có nhiều nghiên cứu chọn loại tảo phù hợp để thả vào các khu tôm, cá. Ở những vùng đất nhiễm mặn, người dân không thể canh tác, ông cũng đề xuất sử dụng nhiều loại tảo silic giảm mặn cho đất, đưa tảo đất có độ đạm cao để cải thiện đất bạc màu. GS.TSKH. Dương Đức Tiến quan niệm, làm khoa học, cứ giải quyết được bài toán của cuộc sống là có tiền. Nhà khoa học hoàn toàn có thể giàu, nếu nghiên cứu phục vụ cuộc sống.

(Theo Tô Hội, Giáo sư bắt tảo “đẻ ra tiền”, Báo VnExpress, ngày 9/10/2021)

Câu 1:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án

Câu 2:

Từ “vỡ òa” ở dòng 8 thể hiện cảm xúc nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 3:

Chuyến đi công tác Khánh Hòa của GS Dương Đức Tiến được nhắc tới ở đoạn 3 (dòng 10-18) có mục đích ban đầu là gì?

Xem đáp án

Câu 4:

Dựa vào thông tin tại đoạn 4 (dòng 19-23), phát biểu nào sau đây là KHÔNG chính xác?

Xem đáp án

Câu 5:

Câu văn tại dòng 24: “Suốt mấy chục năm công tác, tôi chúi mũi đi tìm các loài tảo.” minh họa tốt nhất cho ý nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 6:

Dựa trên đoạn 6 (dòng 28-34), thông tin nào sau đây là chính xác?

Xem đáp án

Câu 7:

Vai trò của GS. Dương Đức Tiến trong dự án nuôi trồng tảo ở Vĩnh Hảo là gì?

Xem đáp án

Câu 8:

Theo đoạn cuối, GS. Dương Đức Tiến đề xuất nâng cao năng suất canh tác trên các vùng đất bạc màu bằng cách nào sau đây?

Xem đáp án

Đoạn văn 2

 

Bài đọc số 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Từ những chiếc lốp xe bỏ đi, TS. Thái Bá Quốc (26 tuổi) và cộng sự đã tái chế thành vật liệu aerogel có tính năng cách nhiệt và âm thanh tốt. TS. Thái Bá Quốc đang làm việc tại Viện Nghiên cứu Temasek (Singapore). Khi còn là sinh viên Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TP HCM, TS. Thái Bá Quốc quan tâm vật liệu aerogel vì nó có nhiều tính năng ưu việt như siêu nhẹ, độ dẫn nhiệt thấp, hệ số hấp thụ âm thanh cao. Tuy nhiên, do giá thành cao (60-200 USD/m2) và độ bền cơ học kém nên vật liệu ít được ứng dụng vào thực tế. TS. Thái Bá Quốc suy nghĩ, nếu tìm ra phương pháp khác làm vật liệu aerogel từ phế thải có thể giảm giá thành.
Năm 2019, có cơ hội tham gia nghiên cứu tại Khoa Kỹ thuật Cơ khí, Đại học Quốc gia Singapore và sau đó là Viện Nghiên cứu Temasek, TS. Thái Bá Quốc tiếp tục theo đuổi hướng nghiên cứu này. Trên thực tế có nhiều nghiên cứu tận dụng phế thải nông nghiệp như rơm, bã mía, lá dứa, rác thải làm vật liệu siêu nhẹ nhưng lốp xe thải bỏ vẫn là mảng trống, TS. Thái Bá Quốc bắt tay tái chế làm aerogel.
Nghiên cứu của TS. Thái Bá Quốc và cộng sự sử dụng các sợi gia cường (chiếm 5-10%) trong lốp xe cũ để làm thành phần chính cho aerogel. Loại sợi này chủ yếu là các nylon và polyester cấu thành nên có độ bền cơ học cao. Sợi sau đó được xử lý để loại bỏ tạp chất và nghiền nhỏ, có kích thước khoảng 10-30 micromet.
Có kinh nghiệm tổng hợp aerogel trước đó, TS. Thái Bá Quốc cho biết rằng công đoạn chọn chất kết dính và quy trình sấy là hai yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của aerogel như độ biến dạng, kích thước và sự phân bố lỗ trống. Anh cho biết, việc dùng đúng chất kết dính và có một quy trình sấy tối ưu giúp tạo kích thước nano cho các lỗ trống bên trong aerogel, như vậy đảm bảo tính chất siêu cách nhiệt và hấp thụ âm thanh.
Nhóm nghiên cứu không sử dụng dung môi hữu cơ mà chỉ dùng nước và công nghệ xử lý. Phương pháp sấy đông khô (làm lạnh đột ngột và sấy ở áp suất chân không) trong khoảng thời gian từ 10 - 15 giờ được áp dụng. Cách làm này đơn giản và thân thiện với môi trường, giúp cấu trúc aerogel không bị phá vỡ hay biến dạng sau khi sấy.
Trong quá trình xử lý vật liệu, nhóm phát hiện, nếu muốn tăng khả năng hấp thụ âm thanh thì có thể điều chỉnh nồng độ sợi trong khoảng 5%, giảm nồng độ chất kết dính dưới 1%. Kết luận này được nhóm đưa ra sau gần 4 tháng thử nghiệm để tìm ra nồng độ thích hợp cho sợi, chất kết dính và quy trình sấy tối ưu. Aerogel được tạo ra từ quy trình sấy này có hình thái đa dạng, khối lượng trong khoảng 25-100 kg/m3 tùy vào nồng độ chất kết dính và sợi (tương đương khối lượng của xốp).
Thực hiện những bài kiểm tra cho kết quả vật liệu này có khả năng cách nhiệt, cách âm cao. “Nếu vật liệu này được sử dụng cho một số động cơ máy bay, quá trình tiếp đất và hạ cánh có thể không nghe thấy tiếng ồn”, TS. Thái Bá Quốc nói. Loại aerogel này có thể sử dụng trong may mặc để làm áo cách nhiệt hoặc phòng hạn chế hấp thụ âm thanh trong xây dựng.

Vật liệu của nhóm đã được cấp bằng sáng chế quốc tế cuối năm 2019 và đang chuyển giao cho một doanh nghiệp Việt Nam để mở rộng quy mô sản xuất, góp phần giải quyết bài toán rác thải lốp xe trong nước.

Mỗi năm có một tỷ lốp xe phế liệu được thải ra trên thế giới. Với đặc tính bền lâu và không phân hủy, chỉ 40% được tái sử dụng thành các sản phẩm giá trị gia tăng thấp, trong khi 49% được đốt ra khói để tạo ra năng lượng và ít nhất 11% bị chôn lấp có nguy cơ nước rỉ rác gây ra ô nhiễm môi trường.

Vật liệu của nhóm đã được cấp bằng sáng chế quốc tế cuối năm 2019 và đang chuyển giao cho một doanh nghiệp Việt Nam để mở rộng quy mô sản xuất, góp phần giải quyết bài toán rác thải lốp xe trong nước.

Mỗi năm có một tỷ lốp xe phế liệu được thải ra trên thế giới. Với đặc tính bền lâu và không phân hủy, chỉ 40% được tái sử dụng thành các sản phẩm giá trị gia tăng thấp, trong khi 49% được đốt ra khói để tạo ra năng lượng và ít nhất 11% bị chôn lấp có nguy cơ nước rỉ rác gây ra ô nhiễm môi trường.

Là người có hơn 40 năm nghiên cứu vật liệu, GS.TS. Nguyễn Năng Định, Khoa Vật lý Kỹ thuật và Công nghệ Nano, Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội đánh giá đây là “hướng nghiên cứu đáng khích lệ”. Ông cho biết hiện chưa có cách xử lý để tái chế loại rác thải (sợi gia cường) thành vật liệu ứng dụng. GS Định cũng gợi ý, nhóm nghiên cứu có thể tính toán thêm phần năng lượng tiêu hao trong quá trình chế tạo để có thể giảm bớt chi phí khi chuyển giao trong nước.

(Theo Nguyễn Xuân, Nhà khoa học Việt tái chế lốp xe thành siêu vật liệu cách nhiệt,

Báo VnExpress, ngày 2/10/2021)

Câu 9:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án

Câu 10:

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một đặc điểm của aerogel?

Xem đáp án

Câu 11:

Theo TS. Thái Bá Quốc yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ biến dạng của aerogel là gì?

Xem đáp án

Câu 12:

Vì sao nhóm nghiên cứu lựa chọn sử dụng phương pháp sấy đông khô?

Xem đáp án

Câu 13:

Theo đoạn 6 (dòng 27-32), thông tin nào sau đây là chính xác?

Xem đáp án

Câu 14:

Tại dòng 34-35, TS. Thái Bá Quốc nhắc tới quá trình tiếp đất của máy bay nhằm minh họa tính chất gì của aerogel?

Xem đáp án

Câu 15:

Cụm từ “gia cường” ở dòng 38 mang ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu 16:

Theo bài đọc, thông tin nào sau đây KHÔNG chính xác?

Xem đáp án

Câu 17:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án

Câu 18:

Có bao nhiêu giá trị nguyên âm của tham số m để hàm số y=x+3mx2 đồng biến trên [5;+)?

Xem đáp án

Câu 19:

Cho hàm số bậc ba y = f(x) có đạo hàm liên tục trên . Đồ thị y = f(x) như hình bên. Số đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số y=x2+x2f2(x)f(x) 

Cho hàm số bậc ba y = f(x) có đạo hàm liên tục trên ℝ. Đồ thị y = f(x) như hình bên. Số đường tiệm cận đứng (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 27:

Cho số phức z thỏa mãn (z2+i)(z¯2i)=25. Biết tập hợp các điểm M biểu diễn số phức w=2z¯2+3i là đường tròn tâm I(a;b) và bán kính c. Giá trị của a +b + c bằng

Xem đáp án

Câu 30:

Cho hình đa diện đều như hình vẽ. Biết cạnh của hình đa diện đó bằng 2 cm. Tính diện tích toàn phần Stp của hình đa diện đã cho.

Xem đáp án

Câu 40:

Cho hàm số y=12msinxcosx+3. Có bao nhiêu giá trị nguyên của tham số m thuộc đoạn [0;15] để giá trị nhỏ nhất của hàm số nhỏ hơn 2?

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Bài đọc số 3

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Biến đổi khí hậu có một phạm vi ảnh hưởng quá rộng và vô cùng phức tạp với rất nhiều biểu hiện như hiện tượng ấm lên toàn cầu, nước biển dâng, băng tan, sự biến động về lượng mưa, tần suất bão, cường độ bão, giải phóng khí. .. nên khi đi tìm câu trả lời cho những vấn đề trên, một nhóm các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản đã quyết định “đóng khung” biến đổi khí hậu ở các thành phố này với hai yếu tố, đó là nước biển dâng và sụt lún đất. Các nhà khoa học cho rằng, cả nước biển dâng và sụt lún đều dẫn đến lụt lội, hiện tượng đang có nhiều tác động đến các siêu đô thị này.
Trong một báo cáo do World Bank công bố vào năm 2020, các tác giả đã đưa ra một nghịch lý “Tài nguyên dồi dào và vẻ đẹp tự nhiên của khu vực duyên hải là cơ hội phát triển kinh tế cho hơn 47 triệu cư dân các tỉnh ven biển. ..” nhưng “Đi kèm với vẻ đẹp tự nhiên của vùng biển Việt Nam là các rủi ro...” như hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, lũ lụt, sạt lở bờ biển.
Điều này cũng trùng hợp với hoàn cảnh của bốn siêu đô thị châu thổ Tokyo, Jakarta, Manila và Tp. Hồ Chí Minh. Hiện tại, tốc độ đô thị hóa nhanh và sự gia tăng mật độ dân số ở các siêu đô thị này đã đặt chúng vào những rủi ro mới, đó là nhu cầu về nước. Các siêu đô thị phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước ngầm khai thác, cả cho sinh hoạt lẫn sản xuất công nghiệp, do lượng nước mặt không đủ đáp ứng nhu cầu. Việc khai thác nước ngầm ảnh hưởng đến kết cấu đất và đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sụt lún đất – vốn liên quan chặt chẽ đến tình trạng nước biển dâng.
Chưa cần đến biến đổi khí hậu thì Jakarta đã nổi tiếng với danh hiệu thành phố sụt lún nhanh nhất thế giới. 40% diện tích Jakarta nằm dưới mực nước biển do cơn khát nước sạch của con người. Chưa đến một nửa dân số Jakarta được sử dụng nước máy nên người ta đua nhau khoan giếng, thông thường là khoan trộm. Cần nước để sống sót rút cục đã dẫn họ đến việc phải đối mặt với hiểm nguy mới. Hàng thập kỷ qua, tầng ngậm nước bên dưới thành phố đã cạn kiệt nước, dẫn đến sụt lún đất. Tương tự như vậy, Tp. Hồ Chí Minh, cũng lâm vào tình trạng khai thác nước ngầm quá mức. Qua hội thảo “Sụt lún đất tại Đồng bằng sông Cửu Long”, do Bộ Xây dựng tổ chức vào tháng 11/2019, người ta mới biết là Tp. Hồ Chí Minh có khoảng 1.920 giếng, lưu lượng khai thác 520.000 m3/ngày, chưa kể còn khoảng trên một triệu giếng khai thác lẻ quy mô hộ gia đình, với lưu lượng khai thác khoảng 840.000 m3/ngày. Kết quả quan trắc thực hiện 10 năm qua của Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho thấy, Tp. Hồ Chí Minh và Đồng bằng sông Cửu Long lún từ 0,1 đến 81 cm, nơi lún nhiều nhất là phường An Lạc, quận Bình Tân (Tp. Hồ Chí Minh) với 81cm.
Nếu ảnh hưởng từ sụt lún đến rủi ro ngập lụt có thể thấy ở dạng nhãn tiền, thì từ sụt lún đến mực nước biển dâng là câu chuyện dài hạn. Nước biển dâng thường diễn ra một cách âm thầm và thường rất nhỏ, chỉ vài milimet mỗi năm. Do đó, rất khó nhận biết nó trực tiếp bằng mắt thường mà phải dựa trên đo đạc và quan trắc.
Trong số bốn thành phố, Tokyo là nơi chuẩn bị tốt nhất cho tình trạng sụt lún. Nằm trên vùng đồng bằng chịu lũ của bốn con sông Arakawa, Edogawa, Nakagawa và Sumida, Tokyo đã xây dựng được một hệ thống đường thủy phức hợp để kiểm soát rủi ro về nước. Tình trạng ngập lụt do sụt lún đất (xuất phát từ việc khai thác nước ngọt quá mức vào những năm 1910-1970) đã được vãn hồi bằng việc xây đê và tường chắn sóng (có nơi cao tới 5,1m) cùng với một hệ thống thoát nước rộng khắp, bao gồm đường dẫn nước, trạm bơm và cửa xả lũ. Hiện tại, 1,6 triệu người đang sống dưới mực nước biển có thể sẽ gặp nguy hiểm. Do đó, chính phủ đang thực hiện dự án xây siêu đê với việc xây các cấu trúc bê tông và đất có chiều rộng gấp 30 lần chiều cao, đưa khu vực cao nhất thành một trung tâm sơ tán nếu bị lụt.
Tại Indonesia, một con đê đã được chính phủ xây vào đầu những năm 2000 và được gia cố, tăng thêm chiều cao định kỳ. Nhưng về tương lai, tình trạng sẽ trở nên xấu hơn, vùng ngập lụt dự đoán ở Bắc Jakarta có thể mở rộng khoảng 110,5 km2 vào năm 2050, chủ yếu là do hậu quả của sụt lún. Để đối phó, một kế hoạch tổng thể mang tên Phát triển duyên hải tích hợp vốn quốc gia (NCICD) với sự tham gia của nhiều cơ quan Chính phủ Indonesia và Hà Lan đã được khởi động vào năm 2014 để xây dựng Bức tường biển vĩ đại, một con đê vành đai ngoài khơi trị giá 40 tỷ USD. Tuy nhiên nhiều ý kiến chỉ trích là con đê cao ba mét này chỉ phù hợp với thách thức hiện tại và sẽ mất tác dụng vào năm 2040, trừ khi chặn đứng được sự sụt lún.
Tp. Hồ Chí Minh cũng không may mắn phải chịu triều cường, lũ lụt nhiều lần trong năm, khi 65% diện tích thấp hơn mực nước biển 1,5 m và hằng tháng, triều cường cao khoảng 1,4 m và 1,7 m. Nếu mực nước biển dâng là 2 m thì 45% diện tích có thể bị ngập, trong đó 15,7% thuộc diện tích sản xuất công nghiệp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất một kế hoạch kiểm soát lũ có tính đến nước biển dâng với mục tiêu đảm bảo sự an toàn cho 570 km2 vùng lõi đô thị (6,5 triệu người sinh sống), bao gồm xây các đê vành đai, cửa cắt lũ và bơm kiểm soát mực nước nội đô. Như một cách tiếp cận ngắn hạn, nhiều con đường nội đô được nâng mặt đường để chống lũ, nhưng lại làm trầm trọng tình trạng ngập lụt ở khu vực xung quanh.
Các nhà nghiên cứu nhận xét, nhiều cư dân ở một số khu vực đã bị loại khỏi quá trình lên kế hoạch thích ứng và chính sách. Do mặt đường được nâng lên, nhiều lối vào các ngôi nhà xung quanh bị thấp xuống, khiến báo chí gọi là hiện tượng “đường cao hơn nhà”, ví dụ câu chuyện nâng đường Nguyễn Đức Cảnh. Thậm chí, tại một số khu vực, nhiều cư dân giàu có còn nâng nền sân, nhà của mình cao hơn với mặt đường, khiến cho cảnh quan trở nên lộn xộn.

(Theo Thanh Nhàn, Thành phố Hồ Chí Minh: Giữa vòng vây biến đổi khí hậu,

Tạp chí Tia sáng, ngày 29/09/2021)

Câu 46:

Ý nào sau đây KHÔNG phải là một trong các điểm chung giữa Tokyo, Jakarta, Manila và Tp. Hồ Chí Minh?

Xem đáp án

Câu 47:

Lí do chính của tình trạng sụt lún ở Jakarta là gì?

Xem đáp án

Câu 48:

Dựa vào thông tin đoạn 4 (dòng 20-33), thông tin nào sau đây là KHÔNG chính xác?

Xem đáp án

Câu 49:

Thông tin nào sau đây là chính xác?

Xem đáp án

Câu 50:

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một biện pháp kiểm soát rủi ro về nước của Tokyo?

Xem đáp án

Câu 51:

Theo thông tin ở đoạn 7 (dòng 47-55), tác giả nhận định như thế nào về tình trạng ngập lụt ở Jakarta?

Xem đáp án

Câu 52:

Ý chính của đoạn 8 (dòng 56-64) là gì?

Xem đáp án

Câu 53:

Theo tác giả, hiện tượng “đường cao hơn nhà” ở Tp. Hồ Chí Minh thể hiện điều gì?

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Bài đọc số 4

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Các nhà khoa học tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã thử nghiệm thành công mô hình nuôi cá bằng thức ăn trộn vi lượng đất hiếm. Mô hình “nuôi cá trắm cỏ” được các nhà khoa học phối hợp với Công ty Cổ phần Atomfeed Việt Nam triển khai từ tháng 12/2020 tại xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trên diện tích 3.100m2, có 7.664 con cá giống, trọng lượng cá khoảng 350-420g/con thả nuôi thử nghiệm. Mật độ nuôi này cao gấp ba lần bình thường và trọng lượng cá giống nhỏ hơn ba lần.
Nhóm nghiên cứu đã chọn thời điểm mùa đông khi thời tiết khắc nghiệt nhất thả cá để đưa ra đánh giá tác dụng của vi lượng đất hiếm. Ở điều kiện nhiệt độ thấp, bình thường người nuôi sẽ không thả cá giống vì tỷ lệ chết rất cao. Tuy nhiên ở “ao thử nghiệm cá vẫn sinh trưởng, phát triển tốt”, ông Nguyễn Trọng Tín, Giám đốc Atomfeed cho biết. Với trên 7.000 cá giống, tỷ lệ chết chỉ 20-30 con (tỷ lệ cá chết thông thường bởi các điều kiện tự nhiên như nóng quá, lạnh quá, thay đổi thời tiết bất chợt... là 5-7%).
Theo nhóm nghiên cứu, trước khi thả cá giống, vi lượng đất hiếm được đưa vào xử lý môi trường nước để không còn tạp chất có hại. Sau đó vi lượng cũng được trộn vào thức ăn giúp cá ăn ít hơn nhưng giá trị dinh dưỡng cao hơn. Cứ một kg cá cho 2,1-2,2 kg thức ăn, trong khi thức ăn thông thường cần đến 2,8 kg thức ăn/kg cá.
TS Phạm Quang Minh, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, trong đất hiếm có 17 nguyên tố, nhưng chỉ có hai nguyên tố là lanthan và xeri được sử dụng phổ biến trong nông nghiệp. Lanthan và xeri là hai nguyên tố tương đồng với canxi, giúp vật nuôi chắc xương, cây trồng hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Ở vật nuôi, trong thức ăn có các vi lượng đất hiếm sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, có tác dụng như kháng sinh, nhưng không để lại dư lượng trong con vật mà đào thải qua đường tiêu hóa. Các enzym sinh ra trong quá trình tiêu hóa giúp vật nuôi khỏe mạnh, kháng lại các điều kiện khắc nghiệt. Theo tính toán, một kg thức ăn khi phối trộn nguyên tố đất hiếm sẽ tăng giá thêm gần 200 đồng. Đây cũng là mức giá phổ biến ở những quốc gia ứng dụng vi lượng đất hiếm vào chăn nuôi, nông nghiệp. Nguyên tố này có thể sử dụng cho các loại vật nuôi khác nhau theo tỉ lệ phối trộn nhất định.
Nhóm thử nghiệm đã lên biểu đồ theo dõi sức khỏe, sức ăn của cá theo từng giai đoạn. Thức ăn được sản xuất từ những nguyên liệu hữu cơ kết hợp với chế phẩm vi lượng đất hiếm không chất tạo mùi, không có chất tăng trọng. Cá lớn đạt theo biểu đồ tăng trưởng: cá chắc thịt, không bị phình bụng, không bị nhiều mỡ. Sau gần 10 tháng, sản lượng cá khi đến vụ là khoảng 20 tấn/ao. Dự kiến sau khi kết thúc giai đoạn nuôi thử nghiệm tại Hà Nam, Atomfeed sẽ tiến hành sản xuất thương mại với quy mô 4,5ha tại Thanh Trì, Hà Nội.
Trước đó một số mô hình ứng vi lượng đất hiếm vào nuôi tôm thẻ chân trắng (Bến Tre), trồng trà (Thái Nguyên) và cá lồng bè (Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) đã mang lại giá trị kinh tế hiệu quả. TS Trần Chí Thành, Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam cho biết, ứng dụng vi lượng đất hiếm vào nông nghiệp đang thể hiện hiệu quả vượt trội và có nhiều tiềm năng. Hiện có bốn ngành mà năng lượng nguyên tử đang được ứng dụng gồm: y tế (chẩn đoán và điều trị ung thư), nông nghiệp (chiếu xạ, xuất khẩu, tạo giống cây trồng), công nghiệp (kiểm tra, đánh giá công trình) và tài nguyên môi trường.
Tại Trung Quốc, từ những năm 2000 đất hiếm đã được ứng dụng trong trồng trọt và chăn nuôi. Khi tình trạng kháng kháng sinh ở vật nuôi lan rộng khắp thế giới, các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm chất thay thế kháng sinh. Năm 2006, Thụy Điển đã cấp phép tạm thời sử dụng vi lượng đất hiếm trong thức ăn chăn nuôi. Qua quá trình dài nghiên cứu, thử nghiệm, đến năm 2020, châu Âu đã chính thức cấp phép sử dụng vi lượng đất hiếm trong thức ăn chăn nuôi.

(Theo Tô Hội, Nuôi cá bằng chế phẩm đất hiếm, Báo VnExpress, ngày 11/10/2021)

Câu 54:

Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án

Câu 55:

Thông tin nào dưới đây nói về mô hình nuôi cá trắm cỏ trong bài là chính xác?

Xem đáp án

Câu 56:

Sử dụng chế phẩm đất hiếm giúp tỉ lệ cá giống bị chết thay đổi như nào?

Xem đáp án

Câu 57:

Sử dụng vi lượng đất hiếm giúp

Xem đáp án

Câu 58:

Nguyên tố nào sau đây không có trong đất hiếm?

Xem đáp án

Câu 59:

Ý nào sau đây không phải là một tác dụng của chế phẩm đất hiếm?

Xem đáp án

Câu 60:

Ý nào sau đây là một kết quả đạt được của mô hình thử nghiệm?

Xem đáp án

Câu 61:

Tại dòng 33-34, câu văn “Dự kiến sau khi kết thúc giai đoạn nuôi thử nghiệm tại Hà Nam, Atomfeed sẽ tiến hành sản xuất thương mại với quy mô 4,5ha tại Thanh Trì, Hà Nội.” minh họa tốt nhất cho ý nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 62:

Ý chính của đoạn cuối (dòng 42-47) là

Xem đáp án

Câu 63:

Dựa vào thông tin trong đoạn trích, tác giả nhiều khả năng sẽ đồng tình với nhận định nào sau đây?

Xem đáp án

4.6

141 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%