Đề thi Đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội có đáp án (Đề 3)

163 người thi tuần này 4.6 367 lượt thi 100 câu hỏi 150 phút

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 9:

Tập hợp điểm biểu diễn số phức thỏa mãn z + 2 − 3i ≤ 3 là

Xem đáp án

Câu 40:

 Biết với . Tính .

Xem đáp án

Câu 42:

VitaDHA Baby Drops có những lợi ích gì cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?

Chọn 2 đáp án đúng:

Xem đáp án

Đoạn văn 1

BÀI ĐỌC 1

CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC: MỐI QUAN TÂM MỚI VÀ NHỮNG SÁNG KIẾN MỚI

[1] Tại diễn đàn Vietnam Educamp 2019 mới đây, có đến gần 1/3 số tham luận bàn về chủ đề công nghệ giáo dục (edtech) với ba mối quan tâm rõ nét: xu hướng cá nhân hóa, xu hướng chuyển đổi số, và những băn khoăn trước thềm Công nghiệp 4.0.”

[2] Ước mơ về giáo dục cá nhân hóa đã có từ lâu. Nhưng chỉ gần đây, khi công nghệ giáo dục phát triển, các nhà giáo mới được trao một phương tiện mạnh mẽ để hiện thực hóa điều đó với chi phí giảm thiểu đáng kể. Cá nhân tôi hết sức chú ý đến hai tham luận, một của thầy giáo vật lí Nguyễn Thành Nam, người không ngừng tìm tòi và thể nghiệm các cách thức dạy học tốt hơn và một của nhà nghiên cứu giáo dục Trần Thị Thu Hương.

[3] Với kinh nghiệm gần chục năm giảng dạy trực tuyến trên các nền tảng khác nhau, TS Nguyễn Thành Nam, Phòng Nghiên cứu và Phát triển của hệ thống giáo dục Hocmai.vn, đã chia sẻ những câu chuyện sinh động về cách biến các công nghệ hiện đại thành trợ thủ đắc lực cho việc giảng dạy của mình. TS Nam gợi ý, thầy cô nào cũng có thể sử dụng chiếc máy tính của mình để ghi lại các bài giảng, chuyển lên một nền tảng giảng dạy trực tuyến và kết hợp với việc giảng dạy trên lớp để tiết kiệm công sức, đồng thời tăng cao hiệu quả. Việc giảng dạy trực tuyến toàn bộ hoặc giảng dạy hỗn hợp (blended learning) cũng giúp cho học sinh được học theo tốc độ của riêng mình, được tự do lựa chọn bài học ưa thích và phù hợp với trình độ.

[4] Trong khi đó, TS Trần Thị Thu Hương từ trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội mang đến những kinh nghiệm sử dụng công nghệ giáo dục từ Israel để giải quyết các vấn đề cố hữu của giáo dục truyền thống như một-giáo-trình-cho-tất-cả, hình thức giảng bài nhàm chán, việc đánh giá quá muộn và ít có giá trị thúc đẩy học tập, chương trình lạc hậu ít cập nhật... Những nền tảng giảng dạy số hóa (digital teaching platform) sẽ cho phép chương trình giáo dục được số hóa và chuyển tải thông qua hệ thống phần mềm hiện đại, kết hợp với việc giảng dạy trên lớp, từ đó mang lại trải nghiệm riêng biệt cho từng học sinh. Việc đánh giá được thực hiện liên tục để cung cấp phản hồi mau chóng về hiệu quả học tập, và phần mềm thông minh tự đưa ra các lời khuyên để học sinh và giáo viên có thể lựa chọn các hoạt động học tập tiếp theo nhằm thúc đẩy hiệu quả học tập. Bằng sự kết hợp giữa tự học 1:1 với máy tính và việc giảng dạy trực tiếp, giáo viên có thể loại bỏ phần lớn nhược điểm của hình thức giảng dạy kiểu thầy đọc - trò chép truyền thống, dễ dàng cập nhật nội dung giảng dạy để thu hút sự chú ý của học sinh, cũng như cập nhật các tri thức mới, có ý nghĩa hơn với cuộc sống.

[5] Các thuyết trình tại Vietnam Educamp 2019 cũng cho thấy, giới công nghệ giáo dục tại Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt được xu hướng chuyển đổi số (digital transformation) đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, và tích cực đưa ra những sáng kiến mới.

[6] Chẳng hạn, ThS Nguyễn Khắc Nhật từ CodeGym giới thiệu mô hình trại huấn luyện lập trình (Coding Bootcamp) nhằm đào tạo lại hoặc đào tạo chuyển nghề cho người trưởng thành để nhanh chóng tham gia vào ngành công nghiệp phần mềm. Ông Nhật cho biết, hệ thống CodeGym có thể giúp một người đi làm học được nghề lập trình trong vòng 4 tháng. Để thực hiện được điều đó, cần phải thay đổi tư duy về cách làm đào tạo. Thay vì học rải rác, học viên được tập trung học 8 tiếng mỗi ngày như người đi làm, tự học trên hệ thống học tập số hóa được nghiên cứu và phát triển bài bản, kết hợp với sự hướng dẫn từ giảng viên các các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, sự kết hợp chặt chẽ với doanh nghiệp phần mềm từ khâu xây dựng chương trình đào tạo, tới việc giảng dạy, và đánh giá năng lực chính là khâu đột phá để đảm bảo mỗi học viên đều học được, và làm được việc khi tốt nghiệp. Mô hình Coding Bootcamp như CodeGym đang triển khai đã được Ngân hàng Thế giới khuyến cáo như một gợi ý tốt để giải quyết tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực công nghệ thông tin trên quy mô toàn cầu.

[7] Thạc sĩ Hoàng Giang Quỳnh Anh và Trần Huyền Chi từ Agilearn.vn, nền tảng đào tạo số hóa cho doanh nghiệp, giới thiệu một sáng kiến khác - mô hình học tập micro-learning cho người đi làm. Theo đại diện của Agilearn, việc học tập cần phải phù hợp với tình hình bận rộn, thói quen sử dụng công nghệ và làm việc đa nhiệm hiện nay. Những bài học nên ngắn gọn, chỉ từ 2-7 phút. Nhưng bù lại, việc học nên diễn ra thường xuyên hơn, có tính phản hồi hơn. Hình thức học tập đó sẽ giúp người học tiết kiệm thời gian, nhất là những khoảng thời gian rảnh rỗi vốn ít ỏi của người đi làm. Những giải pháp học tập số hóa được thiết kế tốt, phù hợp với tâm lí người đi làm sẽ thúc đẩy việc học tập suốt đời, mang đến gợi ý tốt về một xã hội học tập đích thực.

Theo Dương Trọng Tấn (CEO Tổ hợp giáo dục Agilead Global)

Câu 43:

PHẦN TƯ DUY ĐỌC HIỂU

Ý nào sau đây thể hiện gần nhất nội dung chính của bài đọc trên?

Xem đáp án

Câu 44:

Cụm từ “giáo dục cá nhân hóa” trong đoạn mang ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu 45:

 Thông qua đoạn [2], tác giả muốn khẳng định điều gì?

Xem đáp án

Câu 46:

Thông qua tham luận của mình, TS Nguyễn Thành Nam mong muốn các thầy cô giáo sử dụng thiết bị công nghệ thông tin để làm gì?

Xem đáp án

Câu 47:

Phương pháp “giảng dạy hỗn hợp” được đề cập ở đoạn [3] là?

Xem đáp án

Câu 48:

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những nhược điểm của giáo dục truyền thống được TS Trần Thị Thu Hương nêu ra?

Xem đáp án

Câu 49:

Từ đoạn [4], ta có thể rút ra kết luận gì về vai trò của các nền tảng giảng dạy số hóa trong tương lai?

Xem đáp án

Câu 50:

Phương án nào sau đây KHÔNG phải là một trong những đặc điểm của mô hình CodeGym?

Xem đáp án

Câu 51:

Từ đoạn [7], chúng ta có thể rút ra kết luận nào sau đây?

Xem đáp án

Đoạn văn 2

BÀI ĐỌC 2

LỢI ÍCH CỦA DHA VÀ VITAMIN D3 TRONG GIAI ĐOẠN ĐẦU ĐỜI

[1] Bổ sung DHA và D3 sẽ giúp bé phát triển trí não, phòng tránh còi xương và tăng cường hệ miễn dịch.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ. Một chế độ dinh dưỡng hợp lí cần cung cấp đủ nhu cầu khuyến nghị về năng lượng, chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin, chất khoáng và chất xơ. Ngoài ra, trẻ cũng cần được bổ sung một số dưỡng chất quan trọng khác như DHA và vitamin D3. Dưới đây là những lợi ích từ việc cho trẻ hấp thu hai dưỡng chất này.

[2] Cần thiết cho sự phát triển trí não của trẻ

DHA là một thành phần đặc biệt trong hệ thống thần kinh trung ương, chiếm tỉ lệ chính trong chất xám của não bộ. Theo các nhà khoa học, DHA có thể giúp cải thiện khả năng học tập của trẻ nhờ khả năng ảnh hưởng đến quá trình hình thành tế bào thần kinh, chất dẫn truyền thần kinh cũng như quá trình truyền tín hiệu trong não.

[3] PGS.TS.TTUT Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên trưởng khoa nhi BV Bạch Mai cho biết: Việc bổ sung DHA không những tốt cho trí não, thị lực và hệ miễn dịch của trẻ mà còn giảm nguy cơ mắc các bệnh về dị ứng và hô hấp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

[4] Hỗ trợ mắt khoẻ

Ngoài ra, DHA cũng là thành phần chiếm đến 60% cấu trúc của võng mạc, giúp bé hoàn thiện chức năng nhìn của mắt. Các nghiên cứu cũng cho thấy, việc bổ sung đầy đủ DHA giúp tăng khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ dị ứng ở trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, quá trình tích luỹ DHA diễn ra mạnh nhất từ 3 tháng cuối thai kì cho đến 2 năm đầu đời của trẻ. Do đó, trẻ cần được bổ sung DHA vào thời điểm vàng này.

[5] Củng cố hệ xương khoẻ mạnh

Theo Viện Y tế quốc gia (Mỹ), vitamin D3 là chất dẫn để đảm bảo quá trình hấp thu canxi, cần thiết cho sự phát triển của xương, giúp ngăn ngừa bệnh còi xương ở trẻ. Ngoài ra, dưỡng chất này còn đóng nhiều vai trò khác như: giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch, phát triển chức năng cơ thần kinh, chuyển hóa glucose, ...

Các nhà khoa học cũng đưa ra khuyến nghị, trẻ 0-12 tháng tuổi nên được bổ sung 400 IU vitamin D3 mỗi ngày ngay từ những ngày đầu sau để cung cấp đầy đủ nhu cầu vitamin cho sự phát triển của bé.

[6] Lưu ý khi bổ sung DHA và vitamin D3 cho trẻ

Bổ sung DHA và D3 cho bé là điều quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý về liều lượng và cách dùng cho đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đúng thời điểm: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, cha mẹ nên cho trẻ uống DHA và vitamin D3 ngay từ những ngày đầu sau sinh, đặc biệt với bé sinh non. Nếu bổ sung riêng DHA, mẹ có thể cho bé uống sau bữa ăn chính. Đối với sản phẩm bổ sung đồng thời DHA và Vitamin D3, trẻ có thể uống vào sau bữa ăn hoặc bất kì thời gian nào trong ngày.

[7] Nguồn gốc: Hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung DHA, D3 cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, phụ huynh cần chọn sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, được sản xuất bởi các công ty dược có chứng nhận, cam kết đảm bảo về chất lượng. Đối với hàng nhập khẩu, nên chọn sản phẩm bổ sung DHA và D3 được nhập khẩu chính hãng, có tem nhãn chống hàng giả.

Thành phần: DHA có nhiều trong các loại cá. Tuy nhiên, DHA từ vi tảo biển sẽ là nguồn dưỡng chất cần bổ sung cho trẻ. Bởi một số nghiên cứu đã cho thấy trong vi tảo có chứa DHA tinh khiết, do đó chúng sẽ phù hợp với cơ địa của trẻ sơ sinh.

[8] Trong các sản phẩm trên thị trường, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ VitaDHA Baby Drops có thể là gợi ý giúp cha mẹ bổ sung DHA và vitamin D3 cho trẻ. Theo Công ty TNHH Dược phẩm Sabina, hàm lượng DHA trong sản phẩm là dưỡng chất từ vi tảo, không mùi tanh, dễ uống.

Ngoài ra, VitaDHA Baby Drops có thành phần gồm: DHA từ vi tảo, vitamin D3 và vitamin E. Trong 1 ml sản phẩm sẽ cung cấp 400 IU vitamin D3, 100 mg DHA từ vi tảo và 5 mg Vitamin E.

Nguồn: Thanh Hy - đăng ngày 09/03/2023, https://vnexpress.net/

Câu 52:

Nội dung chính của bài đọc trên là gì?

Xem đáp án

Câu 56:

Từ nội dung của đoạn [4], việc bổ sung đầy đủ DHA có tác dụng gì đối với trẻ sơ sinh?

(Chọn các đáp án đúng)

Xem đáp án

Câu 58:

Tại sao cha mẹ nên cho trẻ uống DHA và vitamin D3 ngay từ những ngày đầu sau sinh, đặc biệt với bé sinh non?

Chọn ba đáp án đúng:

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Trong một hạt nhân bền, các proton và neutron có liên kết chặt chẽ với nhau. Khi muốn phá vỡ hạt nhân để tách thành các nuclon riêng rẽ cần phải tốn một năng lượng cung cấp từ bên ngoài cho hạt nhân, năng lượng này có giá trị ít nhất phải bằng năng lượng liên kết giữa các nuclon, mà ta gọi là năng lượng liên kết hạt nhân. Như vậy năng lượng liên kết hạt nhân là năng lượng có trị số bằng công cần thiết để tách hạt nhân thành các nuclon riêng biệt. Năng lượng liên kết được kí hiệu là W và được tính theo công thức: . Trong đó Δm là độ hụt khối.

Nếu một hạt nhân có Z proton, số khối là A và khối lượng nghỉ là Mhn thì công thức độ hụt khối là: ; với mp và mn lần lượt là khối lượng nghỉ của proton và neutron.

Khi dùng đơn vị khối lượng nguyên tử thì công thức tính năng lượng liên kết là:

.

Năng lượng liên kết hạt nhân càng lớn thì liên kết giữa các nuclon càng mạnh. Tuy nhiên, năng lượng liên kết hạt nhân phụ thuộc vào số nuclon trong hạt nhân thể hiện qua độ hụt khối m. Do đó, nếu dùng năng lượng liên kết hạt nhân để so sánh sự bền vững thì không hoàn toàn chính xác: một hạt nhân nhiều nuclon có năng lượng liên kết lớn chưa hẳn đã bền hơn một hạt nhân ít nuclon có năng lượng liên kết nhỏ hơn. Vì vậy, để so sánh độ bền vững giữa các hạt nhân, cần so sánh năng lượng liên kết trung bình cho một nuclon, được gọi là năng lượng liên kết riêng. Như vậy, năng lượng liên kết riêng của hạt nhân, kí hiệu là ε, có giá trị bằng tỷ số giữa năng lượng liên kết và tổng số nuclon của hạt nhân. Năng lượng liên kết riêng càng lớn thì hạt nhân càng bền vững. Hình bên dưới là đồ thị biểu diễn năng lượng liên kết riêng theo số khối A của hạt nhân.

Đoạn văn 4

Hai học sinh giải thích tại sao trong hồ nước thì nước lại bị đóng băng từ bề mặt hồ trở xuống. Họ cũng thảo luận về hiện tượng băng tan dưới lưỡi dao ở rãnh giữa của đáy giày trượt của vận động viên trượt băng.

Học sinh 1

Nước bắt đầu đóng băng từ trên bề mặt hồ vì điểm đóng băng của nước giảm khi áp suất tăng. Dưới bề mặt hồ, áp suất thủy tĩnh của nước làm cho điểm đóng băng của nước thấp hơn một chút so với trên bề mặt. Do đó, khi nhiệt độ không khí giảm xuống, nước trên bề mặt hồ đạt đến điểm đóng băng trước so với nước bên dưới bề mặt hồ. Khi nhiệt độ trở nên lạnh hơn thì lớp băng trên bề mặt trở nên dày hơn.

Áp suất được định nghĩa là lực tác dụng lên một đơn vị diện tích có phương vuông góc với bề mặt của vật thể nhất định. Một vận động viên trượt băng tác dụng toàn bộ trọng lực cơ thể của mình lên diện tích bề mặt nhỏ xíu của hai lưỡi dao. Điều này dẫn đến một áp suất rất lớn, nhanh chóng làm tan chảy một lượng băng nhỏ ngay dưới các lưỡi dao giày trượt.

Học sinh 2

Nước bắt đầu đóng băng từ trên bề mặt hồ vì mật độ khối lượng băng nhỏ hơn mật độ khối lượng nước ở trạng thái lỏng. Không giống như hầu hết các chất lỏng, mật độ khối lượng của nước giảm khi đóng băng. Kết quả là đối với bất kỳ khối băng nào, lực nổi của nước tác dụng hướng lên lớn hơn trọng lực tác dụng hướng xuống nên tất cả các hạt băng nổi lên bề mặt khi đóng băng.

Băng tan dưới lưỡi dao ở rãnh giữa của đáy giày trượt của vận động viên trượt băng do ma sát. Năng lượng do lực ma sát cung cấp được chuyển thành nhiệt làm tan băng dưới lưỡi dao ở đáy giày trượt. Trọng lượng cơ thể của vận động viên trượt băng càng lớn thì lực ma sát càng lớn và băng tan càng nhanh.

Câu 70:

Theo lập luận của học sinh 2, phương án nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Câu 73:

Người ta thấy một cốc đựng ethanol đóng băng từ đáy lên trên mà không phải từ trên bề mặt trở xuống. Từ lập luận của học sinh 2 có thể giải thích hiện tượng trên là do khối lượng riêng của ethanol đóng băng

Xem đáp án

Đoạn văn 5

Tinh bột là polysaccharide quan trọng nhất đóng vai trò dự trữ. Trong nông sản, tinh bột tồn tại dưới dạng các hạt tinh bột và được tìm thấy ở lục lạp của lá, hoặc trong củ, hạt và các cơ quan khác. Tinh bột có nhiều trong các hạt ngũ cốc, một số loại củ, quả như khoai tây, chuối. Còn lại trong các loại rau quả khác thì hàm lượng tinh bột thấp hơn, chỉ khoảng 1%.

Về cấu tạo, tinh bột là hỗn hợp của hai polysaccharide là amylose và amylopectin khác nhau về cấu tạo phân tử và tính chất lý – hóa học. Trong nông sản dạng hạt, amylopectin chiếm tỉ lệ lớn, dao động từ 60 – 95%. Tuy nhiên, tỉ lệ amylose và amylopectin có thể thay đổi phụ thuộc loại nông sản, giống và điều kiện chăm sóc. Sự biến đổi của tinh bột theo hướng sinh tổng hợp hay thủy phân có ý nghĩa quyết định đến chất lượng nông sản sau thu hoạch. Đối với một số loại quả hô hấp đột biến như chuối, sự chuyển hóa tinh bột thành đường diễn ra trong quá trình chín của quả mang đến vị ngọt và góp phần tạo hương thơm đặc trưng cho quả. Dưới tác dụng của một số enzyme, tinh bột trong nông sản sẽ bị thủy phân tạo thành đường glucose.

Sự biến đổi hàm lượng tinh bột và đường trong nông sản còn phụ thuộc vào phương pháp bảo quản cũng như độ chín thu hoạch của nông sản. Tuy vậy, ở một số sản phẩm khác như ngô hoặc đậu, đường tự do lại được tổng hợp thành tinh bột sau khi thu hoạch, làm giảm chất lượng của sản phẩm.

Câu 74:

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Câu 75:

Theo bài đọc, sự biến đổi hàm lượng tinh bột và đường trong nông sản phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 77:

Quá trình thủy phân tinh bột sẽ tạo thành

Xem đáp án

Đoạn văn 6

Nước cường toan hay nước cường thủy là một hỗn hợp có tính oxi hóa mạnh được điều chế bằng cách trộn hai acid vô cơ đậm đặc là hydrochloric acid đậm đặc (HCl) và nitric acid đậm đặc (). Với đặc tính acid và oxi hóa mạnh của nước cường toan, nó có khả năng hòa tan nhiều loại khoáng chất, bao gồm các khoáng chất có chứa gold, platinum và các kim loại quý khác. Nước cường toan không chỉ là hỗn hợp của hai acid mạnh. Trong hỗn hợp này, nitric acid vừa là acid mạnh vừa là chất oxi hóa mạnh, có khả năng oxi hóa hydrochloric acid thành khí chlorine và nước, tự khử thành nitrosyl chloride (NOCl). Phương trình phản ứng như sau:

Khí chlorine là một loại khí gây kích ứng và có tính ăn mòn cao do tính chất oxi hóa mạnh của nó. Nitrosyl chloride không ổn định, trải qua phản ứng tự oxi hóa - khử để tạo ra nitrogen oxide và một phân tử chlorine khác. Nitrogen oxide sau đó có thể phản ứng với oxygen trong không khí để tạo ra nitrogen dioxide. Các phản ứng được mô tả được trình bày dưới đây:

Phản ứng chung như sau:

Ta có thể thấy, tỉ lệ  Với tỉ lệ này, nó có khả năng tạo ra 3 mol khí chlorine, dễ dàng oxi hóa hầu hết các hợp chất hữu cơ và vô cơ.

Các bước chuẩn bị nước cường toan trong phòng thí nghiệm như sau:

Bước 1: Xác định thể tích mỗi acid cần trộn

Bước đầu tiên, ta cần xác định thể tích nước cường toan cần dùng.

Nitric acid đậm đặc có khối lượng riêng khoảng 1,44 g/mL, trong khi hydrochloric acid đậm đặc có khối lượng riêng khoảng 1,2 g/mL. Vì phản ứng cần tỉ lệ là 3 : 1, điều này có nghĩa là cần tối thiểu 3,6 ml hydrochloric acid đậm đặc cho mỗi 1 ml nitric acid đậm đặc. Tỉ lệ này có thể được tăng lên đến 4:1 để bù cho sự thất thoát do bay hơi của hydrochloric acid đậm đặc.

Như vậy:

Cứ 5 mL nước cường toan thì cần 4 mL HCl đậm đặc.

Cứ 5 mL nước cường toan thì cần 1 mL đậm đặc.

Do đó, nếu chúng ta muốn chuẩn bị 100 mL nước cường toan, thì chúng ta sẽ cần:

Thể tích HCl đậm đặc là: = 80 mL.

Thể tích  đậm đặc là: 100 – 80 = 20 mL.

Bước 2: Lấy thể tích của từng acid

Sử dụng pipette chia độ hoặc pipette định mức để lấy các thể tích tương ứng: HCl (80 mL) và  (20 mL).

Bước 3: Trộn hỗn hợp 2 acid

Tiến hành cho 80 mL HCl vào bình thủy tinh trước. Sau đó, thêm từ từ  vào bình thủy tinh chứa HCl (trong quá trình thêm  cần khuấy liên tục).

Bước 4: Sử dụng nước cường toan

Nước cường toan không ổn định, vì vậy nên sử dụng ngay. Trong trường hợp còn dư nước cường toan, có thể bảo quản trong bình thủy tinh không có nắp đậy ở nơi thoáng mát. Trường hợp muốn vứt bỏ nước cường toan dư thừa, tuyệt đối không đổ trực tiếp xuống cống mà đổ vào thùng chứa chất thải có tính acid trong phòng thí nghiệm.

Câu 86:

Hiện tượng quan sát được khi cho silver phản ứng với nước cường toan là

Xem đáp án

Đoạn văn 7

Tế bào - đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của mọi sinh vật có hai loại riêng biệt: sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân chuẩn. Vi khuẩn và Archaea (vi khuẩn cổ) có cấu trúc tế bào là tế bào nhân sơ. Sinh vật nguyên sinh, nấm, động vật và thực vật đều được cấu tạo từ tế bào nhân chuẩn.

Tất cả các tế bào đều có chung một số đặc điểm cơ bản nhất định: chúng đều được bao bọc bởi một màng chọn lọc, được gọi là màng sinh chất (còn gọi là màng tế bào). Bên trong tất cả các tế bào là một chất bán lỏng, giống như thạch gọi là bào tương, trong đó các thành phần dưới tế bào được cấm. Tất cả các tế bào đều chứa nhiễm sắc thể, mang gen ở dạng DNA và ribosome, những phức hợp nhỏ tạo ra protein.

Sự khác biệt chính giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân chuẩn là vị trí DNA của chúng. Ở tế bào nhân chuẩn, hầu hết DNA nằm trong một cơ quan gọi là nhân, được bao bọc bởi một màng kép. Ở tế bào nhân sơ, DNA tập trung ở một vùng không có màng bao bọc, gọi là nucleoid (vùng nhân).

Câu 87:

 Chọn các đáp án chính xác.

Nhóm sinh vật nào sau đây được cấu tạo từ tế bào nhân sơ?

Xem đáp án

Đoạn văn 8

Ở người, nguyên nhân gây hội chứng Down sơ cấp là do sự không phân li của cặp NST số 21 trong quá trình hình thành trứng. Trứng mang 2 NST số 21 thụ tinh với tinh trùng bình thường hình thành hợp tử mang 3 NST 21, phát triển thành cơ thể mang hội chứng Down. Quá trình này thường gặp ở những người mẹ sinh con khi lớn tuổi, không mang tính di truyền theo gia đình.

Tuy nhiên, có khoảng 4% người mang hội chứng Down thứ cấp là do di truyền và mang tính chất phả hệ trong gia đình. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đột biến chuyển đoạn NST 14 – 21. Những người mang đột biến chuyển đoạn có 45 NST, trong đó 1 NST 21 gắn với NST số 14 hình thành 1 NST dài (14 – 21), có kiểu hình và sinh sản bình thường.

Trong quá trình hình thành giao tử ở người mang NST chuyển đoạn 14 – 21, các NST 21 và NST 14 phân li theo 3 cách với xác suất như nhau:

Cách 1: NST chuyển đoạn 14 – 21 đi về một giao tử và giao tử còn lại mang đồng thời 1 NST 21 và 1 NST 14.

Cách 2: NST chuyển đoạn 14 – 21 và NST 21 phân li về cùng một giao tử, giao tử còn lại chỉ mang 1 NST 14.

Cách 3: NST 14 – 21 và NST 14 phân li về cùng một giao tử, giao tử còn lại chỉ mang 1 NST 21.

Sự thụ tinh giữa giao tử có chứa đồng thời 1 NST 14 – 21, 1 NST số 21 với giao tử bình thường có chứa 1 NST số 14, 1 NST số 21 hình thành hợp tử có 46 NST nhưng dư một phần NST số 21, do đó phát sinh thành thể Down.

Câu 90:

Đột biến chuyển đoạn NST là

Xem đáp án

Câu 91:

Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về cha mẹ của người mắc hội chứng Down sơ cấp?

Xem đáp án

Câu 94:

Một người đàn ông bình thường có 45 NST với 1 NST mang đột biến chuyển đoạn 14 – 21 kết hôn với người phụ nữ bình thường. Nếu tất cả các tế bào sinh tinh đều giảm phân theo cách 1 và không xuất hiện đột biến mới thì nội dung nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đoạn văn 9

KHÁNG SINH ĐỒ

Để tăng hiệu quả điều trị và giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn, bác sĩ sử dụng phương pháp thử và tìm loại kháng sinh hiệu quả nhất với loại vi khuẩn mà người bệnh đang nhiễm, phương pháp này được gọi là kháng sinh đồ. Quy trình thực hiện gồm các bước như sau:

- Lấy mẫu bệnh phẩm có chứa vi khuẩn của người bệnh.

-  Cấy vi khuẩn thu được lên 3 đĩa thạch dinh dưỡng.

-  Bác sĩ xác định các loại thuốc kháng sinh có thể được dùng để điều trị.

-  Sử dụng giấy thấm các loại thuốc kháng sinh với nồng độ đã xác định.

- Đặt giấy thấm lên đĩa thạch với khoảng cách đều nhau.

- Để trong tủ ủ ấm trong 24 – 48h.

- Đo đường kính của từng vòng vô khuẩn (như minh họa trong hình dưới).

Một người bị nhiễm khuẩn, điều trị trong bệnh viện, bác sĩ làm kháng sinh đồ và cho kết quả ở bảng sau:

Câu 99:

 Dựa vào kết quả thí nghiệm, loại kháng sinh nào có hiệu quả điều trị cao nhất?

Xem đáp án

Câu 100:

Trong thực hiện thí nghiệm, các sai sót ngẫu nhiên là không thể tránh khỏi. Trong bảng số liệu trên, số liệu nào là bất thường?

Xem đáp án

4.6

73 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%