Đề thi thử đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024 có đáp án (Đề 20)

73 lượt thi 60 câu hỏi 150 phút

Text 1:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10: 

BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

[0] Có nhiều lí do để lo ngại bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại liên quan đến chất lượng cuộc sống như giáo dục, y tế, việc làm và trả công lao động. Trên quan điểm về phúc lợi và sự bình đẳng, bất bình đẳng giới trở thành vấn đề nan giải, làm suy giảm lợi ích và là một dạng bất công trong xã hội.  

[1] Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá và tương đối đối ổn định, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân trong thời kì 2000 – 2012 đạt 7,1%, Việt Nam đang dần chuyển vị trí từ nhóm nước nghèo nhất sang nhóm nước có thu nhập trung bình thấp. Vậy nên, bình đẳng giới vừa là mục tiêu, vừa là cơ sở thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xây dựng xã hội ổn định.

[2] Theo nghiên cứu của Dollar và Gatti (1999), vấn đề bất bình đẳng giới làm giảm chất lượng trung bình của nguồn nhân lực trong xã hội và có tác động xấu tới phát triển kinh tế do nó làm hạn chế nguồn chất xám cho giáo dục. Liên quan đến cạnh tranh quốc tế, nhiều nước Đông Á có thể cạnh tranh trên thị trường thông qua việc sử dụng lao động nữ trong các ngành sản xuất theo hướng xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng: việc làm và thu nhập làm tăng khả năng, vai trò và tầm quan trọng của họ trong cuộc sống gia đình. Sự khác biệt trong hành vi tiết kiệm giữa nam và nữ, nữ giới có xu hướng đầu tư cao hơn trong y tế và giáo dục cho con cái, tăng vốn nhân lực cho thế hệ tiếp theo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

[3] Liên quan tới vấn đề quản trị, lao động nữ dường như ít bị cuốn vào tham nhũng và có tư tưởng “gia đình trị” hơn nam giới, và từ đó, có thể đưa ra giả thuyết rằng khi nữ giới giữ chức vụ cao hơn nam giới thì sẽ có lợi hơn cho hoạt động kinh tế. Bên cạnh đó, bất bình đẳng giới còn liên quan tới vấn đề thu nhập của lao động, khoảng cách đó khiến lực lượng lao động nữ giảm xuống, khả năng sinh sản tăng lên, tăng trưởng kinh tế thấp hơn thông qua sự tham gia của thị trường lao động và tác động nhân khẩu học. Tuy có một số mô hình kinh tế khác chỉ ra rằng: chênh lệch trong thu nhập tạo nên tính cạnh tranh và từ đó tạo động lực cho phát triển kinh tế của Quốc gia, nhưng chúng ta cần lưu tâm tới vấn đề tăng trưởng tức thời và sự phát triển bền vững, lâu dài.

[4] Rất khó để nhìn nhận những vấn đề liên quan tới khoảng cách giới trong giáo dục, việc làm và tiền lương nhưng tựu chung, các mô hình đều chỉ ra rằng khoảng cách ở khía cạnh này sẽ dẫn tới khoảng cách giới ở một khía cạnh, lĩnh vực khác như một hệ quả kéo theo. Có thể lấy một ví dụ cho quy luật này: Khi tồn tại những rào cản lớn trong công việc của nữ giới hoặc các khoảng cách thu nhập thì những bậc phụ huynh có xu hướng quyết định rằng giáo dục đối với trẻ em gái không sinh lợi, do đó, có thể dẫn tới việc giảm nhu cầu đối với giáo dục cho nữ giới và dẫn tới khoảng cách về giới trong giáo dục.

[5] Nghiên cứu về vấn đề này, Klasen (1999) chỉ ra rằng sự gia tăng lực lượng lao động nữ trong khu vực chính thức gắn liền với mức tăng trưởng cao; mức tăng trưởng về thu nhập thu hút nữ giới tham gia vào lực lượng lao động, giảm thiểu những rủi ro liên quan tới vấn đề chênh lệch giáo dục, mức sinh sản thấp hơn và tỉ lệ tử vong ở trẻ em thấp hơn những thế hệ sau. Tóm lại, cả lí thuyết và những nghiên cứu thực nghiệm đều đi đến sự nhìn nhận về việc khoảng cách giới trong giáo dục và việc làm có thể giảm hiệu quả kinh tế.

[6] Tuy chưa có nhiều bằng chứng xác thực hay những công trình nghiên cứu vĩ mô chỉ ra rằng khoảng cách giới trong giáo dục tại Việt Nam có tác động đến tăng trưởng kinh tế nhưng yêu cầu về việc cải thiện vai trò của phụ nữ không nên chỉ nhìn nhận đơn thuần là sự tăng số lượng hay tỉ lệ phụ nữ tham gia vào tiến trình phát triển mà còn đòi hỏi phải chú ý tới chất lượng lao động. Những định kiến xã hội liên quan tới giới là yếu tố quan trọng quyết định thị trường cung cầu lao động trong một nền kinh tế; vấn đề này dẫn đến việc bỏ qua một số lao động đủ năng lực hoặc thậm chí năng lực tốt chỉ vì giới tính của họ, dẫn đến giảm năng suất của doanh nghiệp hay tổ chức đồng thời, ảnh hưởng đến năng suất của các nền kinh tế. Cần tiếp tục đẩy mạnh việc bình đẳng giới trong các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước để tạo nên nhận thức đầy đủ cho người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề này.

(Theo Tạp chí Khoa học Lao động và Xã hội – số 36/Quý III – 2013)

Text 2:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 11 đến 20:

HAI CẢNH NGOÀI PHỐ

[1] Một cơn gió thổi mạnh, Sửu vội giơ tay lên giữ lấy cái mũ đội trên đầu, một cái mũ dạ màu xám rộng thênh thang đội úp xuống che gần khuất hai con mắt. Muốn tránh một người quét hè, Sửu đi rẽ xuống đường. Vừa lúc đó một người mặc âu phục rất sang, đầu tóc chải mượt và đôi giầy bóng loáng, đi vội ở trong một hiệu thợ cạo ra, giơ tay vẫy một cái xe cao su. Vì hai bên cùng vội cả, nên người ăn mặc sang trọng và người ăn mặc rách rưới đụng vào nhau một cái thật mạnh. Người vận âu phục kêu lên một tiếng to, rẩy Sửu ra, mắng mấy câu theo lệ thường, rồi toan bước lên xe. Nhưng đến lúc nhìn xuống thấy mũi giầy của mình bị bàn chân đầy bùn của người kia làm bẩn be bét, thì chàng ta không giữ nổi giận được nữa. Chàng giơ thẳng tay bóp tai người nghèo kia một cái, làm cho chiếc mũ dạ tung ra, rơi ngay vào cái xe tay, trên tấm thảm cao su để chân. Chàng cho thế là đủ giận bèn phủi tay, nhấc hai ống quần cho khỏi mất nếp, và ngồi lên giục phu kéo đi. Thấy cái mũ ngay dưới chân, chàng toan hất xuống trả, nhưng không biết nghĩ được một điều gì hay hay, chàng mỉm cười lấy cái mũi giầy còn sạch thọc vào mũ rồi đặt lên cái mũi giầy lấm bùn cọ đi cọ lại như người đánh giầy.

[2] Chàng lấy làm khoan khoái, ngắm nghĩa mũi giầy bóng trở lại gần như trước. Nhìn cái mũ dạ dúm dó, bẩn thỉu, chàng hơi hối hận, nhưng vội tặc lưỡi nói một câu để tự an ủi:

- Chắc thằng cha mới ăn cắp được của ai... Đáng kiếp!

Rồi chàng bảo người kéo xe:

- Cho anh cái mũ này.

Sửu bị cái tát tai đứng lặng hồi lâu cho khỏi choáng váng, rồi lắc lư cái đầu tìm xem mũ mình rơi đâu. Một người tài xế thương hại bảo:

- Mũ rơi vào xe ông ta rồi còn đâu.

Sửu nhìn theo cái xe chạy đã xa, không hiểu và lẩm bẩm tự hỏi:

- Thầy ấy lấy mũ của tôi?

[3] Rồi Sửu lại cắm đầu đi, mắt nhìn thẳng ra trước một cách dại dột, mồm há hốc và hai tay run run... Trong lúc đó thì ở đầu phố một thầy đội xếp thong thả đi lại phía Sửu, cầm cái gậy lỏng lẻo bằng hai ngón tay và nghịch đưa đi đưa lại như một quả lắc đồng hồ. Đó là cử chỉ thông thường của thầy mỗi khi thầy sắp có dịp ra oai. Đứng xa, tuy thầy đội không nhìn rõ, nhưng thầy đã "đoán" ra được hết. Thầy đoán rằng người ăn mặc rất sang kia vào hiệu mua hàng, lúc ra bắt gặp tên này ăn cắp mũ, liền bợp tai giằng lại cái mũ kia rồi tha... Nhưng thầy thì thầy không tha. Thầy không tha không phải vì bổn phận bắt buộc, nhưng thầy muốn tỏ cho mọi người biết rằng mình tinh mắt. Đến lúc nhìn rõ Sửu thì thầy không còn nghi ngờ gì nữa: những điều phỏng đoán của thầy đã hiển nhiên biến thành sự thực, sự thực có một không hai. [4] Sửu thấy thầy đội xếp đến gần mình, theo thói quen, đi khép nép tránh sang một bên. Thầy đội chạy săm lại nắm lấy tay Sửu và nghiến răng bóp thật chặt. Thầy nhìn mặt Sửu thấy đáng ghét một cách lạ lùng và bóp chặt thêm một tí nữa cho bõ ghét.

- Về bóp! Hừ, quân bay bạo gan thực, dám giở thói ăn cắp ra trước mắt ông.

Sửu hốt hoảng, lúng túng nói:

- Thầy ấy lấy mũ của con...

Thầy đội trợn mắt, vụt một cái ngang lưng Sửu và nhếch mép cười nhạt:

- À, ra thầy ấy ăn cắp mũ của mày. Quân này to gan thật!

Cái trí khôn lu mờ của Sửu báo cho Sửu biết rằng phân trần không có lợi. Sửu bèn van lơn:

- Con lạy thầy, thầy tha cho con.

Thầy đội cười một cách đắc chí:

- Tha thế nào được, con ơi!

Người tài xế lúc này tiến đến gần nói:

- Ông đội tha cho nó, nó oan. Nó dẫm phải giầy ông kia, ông ấy cho nó cái tát cũng đã đáng đời lắm rồi. Nó lại mất thêm cái mũ... cái mũ khổ ấy mà...

Một vài người đứng gần đó cũng xin hộ.

Nghe mọi người nói, thầy đội lấy làm khó chịu vì mình đoán sai cả và thầy nhìn mặt Sửu càng thấy đáng ghét hơn trước. Thầy lấy ngón tay trỏ hất cằm Sửu lên và nói:

- Cái mặt gian chưa. Ngữ này thì thế nào cũng có ngày ông cho tù mọt gông.

Thầy đội quay ra nói với mọi người, vẻ mặt vui tươi để tỏ rằng mình sẵn lòng khoan dung:

- Lần này các ông các bà xin hộ thì tôi tha cho nó. Lần sau nó phải liệu mà chừa đi.

Bỗng thầy nhìn cái đầu bù tóc của Sửu, nghĩ ngay được một câu để che ngượng:

- Cái mũ ấy mà không ăn cắp của ai thì tạo cứ đi đằng đầu. Cũng may phúc cho mày khi lấy cái mũ ấy lại không gặp tao... Bây giờ thì cút đi ngay.

Nói xong, thầy cầm gậy gõ mạnh vào đốt ngón tay Sửu hai cái. Sửu đau quá, nhưng không dám nhăn mặt, không dám kêu, vì Sửu sợ rằng biết đâu không vì một tiếng kêu mà thầy lại đổi ý kiến không tha nữa. Thấy thầy đội quay lưng đi, Sửu mừng quá...

(Trích truyện ngắn Hai cảnh ngoài phố, Nhất Linh)

Text 3:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 21 đến 27:

Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên gồm nhiều loại hiđrocacbon và một số thành phần khác, thường có màu từ nâu đến đen tùy thuộc vào thành phần của nó. Dầu mỏ không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

Trong tự nhiên, dầu mỏ tập trung thành từng vùng lớn, ở sâu trong lòng đất, tạo thành các mỏ dầu. Mỏ dầu thường có 3 lớp: trên cùng là lớp khí, được gọi là khí mỏ dầu hay khí đồng hành, thành phần chính của khí mỏ dầu là metan (chiếm khoảng 75%); ở giữa là lớp dầu lỏng có hòa tan khí, là một hỗn hợp phức tạp của nhiều loại hiđrocacbon và những lượng nhỏ các chất khác; dưới đáy mỏ dầu là một lớp nước mặn.

Muốn khai thác dầu mỏ, người ta khoan những lỗ khoan xuống đến lớp dầu lỏng (còn gọi là giếng dầu). Ban đầu, dầu sẽ tự phun lên, sau đó, người ta phải bơm nước hoặc khi xuống để đẩy dầu lên.

Dầu khai thác từ mỏ lên gọi là dầu thô. Dầu thô sau khi sơ chế loại bỏ nước, muối, được chưng cất ở áp suất thường để tách thành các phân đoạn dầu ứng với các đoạn nhiệt độ sôi khác nhau. (Chưng cất là một phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp lỏng bằng cách nâng nhiệt độ để chuyển các chất thành hơi, dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp sẽ thu được hơi của các chất ở các khoảng nhỏ các chất khác; dưới đáy mỏ dầu là một lớp nước mặn. Muốn khai thác dầu mỏ, người ta khoan những lỗ khoan xuống đến lớp dầu lỏng (còn gọi là giếng dầu). Ban đầu, dầu sẽ tự phun lên, sau đó, người ta phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.

Dầu khai thác từ mỏ lên gọi là dầu thô. Dầu thô sau khi sơ chế loại bỏ nước, muối, được chưng cất ở áp suất thường để tách thành các phân đoạn dầu ứng với các đoạn nhiệt độ sôi khác nhau. (Chưng cất là một phương pháp tách các chất ra khỏi hỗn hợp lỏng bằng cách nâng nhiệt độ để chuyển các chất thành hơi, dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp sẽ thu được hơi của các chất ở các khoảng nhiệt độ sôi khác nhau. Với các hiđrocacbon, thông thường khối lượng phân tử tăng thì nhiệt độ sôi cũng tăng). Các phân đoạn dầu thu được khi chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường gồm: phân đoạn khí và xăng gồm các hiđrocabon có từ 1 – 10 C trong phân tử; phân đoạn dầu hoả gồm các hiđrocabon có từ 10 - 16 C trong phân tử; phân đoạn điezen gồm các hiđrocabon có từ 16 - 21 C trong phân tử; phân đoạn dầu nhờn gồm các hiđrocabon có từ 21 - 30 C trong phân tử; cặn mazut gồm các hiđrocabon có từ 31 C trở lên trong phân tử. Các phân đoạn dầu thu được đó sẽ đưa đi sử dụng hoặc chế biến tiếp.

Text 4:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 28 đến 34: 

Tính chất chống lại sự thay đổi hình dạng của một chất lỏng thực được gọi là tính nhớt, số đo tính chất này là độ nhớt (viscosity). Độ nhớt là một đại lượng vật lí đặc trưng cho lực nội ma sát (lực nhớt) sinh ra giữa các lớp chất lỏng khi chuyển động tương đối với nhau để chống lại sự trượt hay dịch chuyển giữa các lớp chất lỏng đó. Độ nhớt phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng và nhiệt độ. Centipoise (cP = 0,01g/cm.s) thường được dùng để mô tả độ nhớt động lực học. Các nhà khoa học đã nghiên cứu độ nhớt của một số chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ. Một số chất lỏng đã được xử lý bằng các chất phụ gia hóa học trước khi được làm nóng. Kết quả của các nghiên cứu được thể hiện trong các hình 1-3.

 

Text 5:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 35 đến 41:

Tính chất chống lại sự thay đổi hình dạng của một chất lỏng thực được gọi là tính nhớt, số đo tính chất này là độ nhớt (viscosity). Độ nhớt là một đại lượng vật lí đặc trưng cho lực nội ma sát (lực nhớt) sinh ra giữa các lớp chất lỏng khi chuyển động tương đối với nhau để chống lại sự trượt hay dịch chuyển giữa các lớp chất lỏng đó. Độ nhớt phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng và nhiệt độ. Centipoise (cP = 0,01g/cm.s) thường được dùng để mô tả độ nhớt động lực học. Các nhà khoa học đã nghiên cứu độ nhớt của một số chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ. Một số chất lỏng đã được xử lý bằng các chất phụ gia hóa học trước khi được làm nóng. Kết quả của các nghiên cứu được thể hiện trong các hình 1-3.

Text 6:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 42 đến 47:

Ếch cây Brasil (Hyla faber) trao đổi khí qua cả da và phổi. Sự trao đổi khí của ếch phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh.Một số thí nghiệm được thực hiện để xác định sự phụ thuộc này.

Thí nghiệm 1

Năm mươi con ếch được đặt trong một môi trường nhân tạo, mô phỏng môi trường sống tự nhiên của chúng. Nhiệt độ có sự thay đổi từ 5oC đến 25oC và giữ ổn định trong một khoảng thời gian trước mỗi lần thay đổi nhiệt độ liên tiếp. Lượng oxygen hấp thụ bởi phổi và da của ếch mỗi giờ được đo và kết quả thu được tính trung bình và ghi lại, thể hiện trong bảng 1.

Nhiệt độ (oC)

Số mol khí O2 hấp thụ/giờ

Qua da

Qua phổi

5

15,4

8,3

10

22,7

35,1

15

43,6

64,9

20

42,1

73,5

25

40,4

78,7

Thí nghiệm 2

Năm mươi con ếch tương tự được đặt trong cùng điều kiện như thí nghiệm 1. Đối với thí nghiệm này, đo lượng carbon dioxide loại bỏ qua da và phổi. Các kết quả được ghi chép lại trong bảng 2.

Nhiệt độ (oC)

Số mol khí CO2 giải phóng/giờ

Qua da

Qua phổi

5

18,9

2,1

10

43,8

12,7

15

79,2

21,3

20

91,6

21,9

25

96,5

21,4

Text 7:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 48 đến 53: 

Hóa thạch cổ xưa nhất của bò sát được tìm thấy ở những tảng đá ở Nova Scotia, có tuổi từ cuối kỷ Carbon, cách đây khoảng 300 triệu năm. Một trong những nhóm lớn đầu tiên của bò sát nổi lên là thằn lằn sọ đủ, là bò sát cổ lớn nhất, to bè, và là động vật bốn chân ăn cỏ. Khi nhóm này suy giảm, một nhánh bò sát cổ khác lại trở nên đa dạng, trong đó có nhóm các loài thằn lằn vảy.

Rắn là loài thằn lằn vảy không chân. Ngày nay, một số loài rắn còn giữ vết tích của xương chậu và xương chi là những chứng cứ về tổ tiên của chúng. Mặc dù không có chân, rắn di chuyển trên đất rất giỏi, hầu hết là nhờ tạo sóng uốn lượn hai bên từ đầu tới chân. Lực sinh ra từ sự uốn lượn sóng tỳ vào những vật rắn đẩy con rắn lên phía trước. Rắn cũng có thể di chuyển nhờ ép chặt phần vảy bụng xuống mặt đất ở các điểm dọc theo cơ thể trong khi những vảy ở những điểm tham gia chuyển động được nâng nhẹ lên khỏi mặt đất và đẩy chúng tiến về phía trước.

Rắn là loài bò sát ăn thịt và có nhiều đặc điểm thích nghi giúp chúng săn mồi và ăn thịt con mồi. Chúng có cơ quan cảm ứng hóa học rất nhạy bén, và dù chúng thiếu màng nhĩ, nhưng chúng lại nhạy cảm với những rung động từ đất, giúp chúng phát hiện chuyển động của con mồi. Cơ quan cảm nhận nhiệt giữa hai mắt và lỗ mũi của các loài rắn hổ, bao gồm rắn chuông, rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ theo từng phút, cho phép những loài săn mồi đêm này định vị những con mồi có thân nhiệt cao. Rắn độc tiêm chất độc qua một đôi răng sắc, rỗng hoặc có rãnh. Lưỡi rắn thụt ra thụt vào liên tục, không độc. Chúng ngửi bằng lưỡi. Nhờ chiếc lưỡi có hình dạng giống cái nĩa, rắn có thể xác định hướng của mùi. Các xương hàm khớp nối lỏng lẻo và lớp da co giãn cho phép hầu hết các loài rắn nuốt chửng con mồi lớn hơn đường kính đầu của rắn.

Text 8:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 54 đến 60: 

Mọi người sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau mỗi ngày cho các công việc trong gia đình như dọn dẹp và sơ chế thức ăn. Kể từ khi luật bảo vệ người tiêu dùng ra đời, các hóa chất đều có nhãn cảnh báo độc tính, hướng dẫn sử dụng đúng cách và cảnh báo về các mối nguy hiểm khi sử dụng không đúng cách. Một số hóa chất gia dụng có thể khá nguy hiểm, đặc biệt khi chúng được trộn lẫn với nhau. Ví dụ như phản ứng xảy ra khi trộn thuốc tẩy gia dụng (NaOCl) với amoniac (NH3). Các sản phẩm phụ của phản ứng này khác nhau tùy thuộc vào nồng độ của các chất tham gia. Các thí nghiệm sau được tiến hành để xác định mức độ mà tại đó một số sản phẩm phụ sinh ra từ việc trộn thuốc tẩy và amoniac.

Thí nghiệm 1

Sản phẩm phụ của phản ứng giữa chất tẩy trắng và amoniac là khí clo (Cl2). Khí clo có mùi khó chịu và rất độc. Để xác định lượng thuốc tẩy và amoniac mà khi trộn với nhau sẽ tạo ra khí clo, một lượng thuốc tẩy khác nhau được thêm vào 8 dung dịch amoniac khác nhau và xác định lượng khí clo thu được từ mỗi hỗn hợp. Dung dịch chứa 1,0 mol NH3 trong 1 kg nước được sử dụng trong mỗi thử nghiệm. Một lượng NaOCl nhất định đã được thêm vào mỗi dung dịch. Lượng khí clo sinh ra trong mỗi thử nghiệm được ghi lại và thể hiện trên Hình 1.

Thí nghiệm 2

Một sản phẩm phụ khác được biết đến của phản ứng giữa thuốc tẩy và amoniac là nitơ triclorua (NCl3). Nitơ triclorua là một chất lỏng màu vàng, nhớt, có mùi hăng, thường được tìm thấy như một sản phẩm phụ của các phản ứng hóa học giữa các hợp chất chứa nitơ và clo. Nó rất dễ nổ. Để xác định lượng chất tẩy trắng và amoniac mà khi trộn với nhau sẽ tạo ra NCl3, một lượng chất tẩy trắng khác nhau được thêm vào 8 dung dịch amoniac khác nhau và xác định lượng NCl3 thu được từ mỗi hỗn hợp. Dung dịch chứa 1,0 mol NH3 trong 1 kg nước được sử dụng trong mỗi thử nghiệm. Một lượng NaOCl nhất định được thêm vào mỗi dung dịch. Lượng nitơ triclorua sinh ra trong mỗi thử nghiệm được ghi lại trong Bảng 1.

Bảng 1

Thử nghiệm

Lượng NaOCl thêm vào (mol)

Lượng NCl3 sinh ra (mol)

1

0,50

0,01

2

1,00

0,03

3

1,50

0,04

4

2,00

0,06

5

2,50

0,44

6

3,00

0,98

7

3,50

1,00

8

4,00

1,00

Thí nghiệm 3

Trong một phản ứng khác, thuốc tẩy và amoniac kết hợp với nhau trong những điều kiện nhất định sẽ tạo ra một hợp chất gọi là cloramin. Cloramin (NH2Cl) là một chất độc hại thường được sử dụng ở nồng độ thấp làm chất khử trùng trong hệ thống nước đô thị thay thế cho quá trình khử trùng bằng clo. Để xác định hỗn hợp thuốc tẩy và amoniac tạo ra NH2Cl, một lượng amoniac khác nhau được thêm vào 8 dung dịch nước tẩy khác nhau và xác định lượng khí cloramin thu được từ mỗi hỗn hợp. Dung dịch chứa 1,0 mol NaOCl trong 1 kg nước đã được sử dụng trong mỗi thử nghiệm. Một lượng NH3 nhất định được thêm vào mỗi dung dịch. Lượng cloramin được tạo ra trong mỗi thử nghiệm được ghi lại trong Bảng 2.

Bảng 2

Thử nghiệm

Lượng NH3 thêm vào (mol)

Lượng NH2Cl sinh ra (mol)

1

0,50

0,05

2

1,00

0,08

3

1,50

0,11

4

2,00

0,14

5

2,50

0,17

6

3,00

0,21

7

3,50

0,23

8

4,00

0,25

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Text 1

Phần tư duy đọc hiểu

Mục đích chính của bài viết là gì? 

Xem đáp án

Câu 3:

Text 1

Theo bài viết, kinh tế Việt Nam đang: 
 

Xem đáp án

Câu 4:

Text 1

Theo đoạn [2], cụm từ “tăng vốn nhân lực” được hiểu là gì? 

Xem đáp án

Câu 5:

Text 1

Theo các mô hình kinh tế, đâu là giải pháp giúp nền kinh tế phát triển bền vững? 

Xem đáp án

Câu 12:

Text 2

Để thỏa mãn cơn giận của mình, người đàn ông vận âu phục đã thực hiện hành động gì? 

Xem đáp án

Câu 13:

Text 2

Vì sao "chàng" lại cảm thấy khoan khoái khi ngắm nghía mũi giày của mình? 

Xem đáp án

Câu 14:

Text 2

Vì sao người kéo xe bên cạnh lại nhắc nhớ Sửu về chuyện chiếc mũ? 

Xem đáp án

Câu 15:

Text 2

Thầy đội trong bài viết là ai? 

Xem đáp án

Câu 16:

Text 2

Vì sao khi giáp mặt "thầy đội thì Sửu lại có hành động "khép nép, tránh sang một bên"? 

Xem đáp án

Câu 19:

Text 2

Trước khi đi, thầy đội đã làm điều gì để chứng tỏ sự khoan dung của mình? 

Xem đáp án

Câu 20:

Text 2

Nhan đề "Hai cảnh ngoài phố" của văn bản có ý nghĩa gì? 

Xem đáp án

Câu 21:

Text 3

Phần tư duy khoa học / giải quyết vấn đề

Những nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về thành phần trong các lớp thường gặp của dầu mỏ?

Xem đáp án

Câu 23:

Text 3

Khi xảy ra sự cố tràn dầu trên sông hay trên biển thì thường gây ra ảnh hưởng trên một diện tích rộng do dầu lan ra. Tính chất nào của dầu dẫn đến vấn đề đó?

Xem đáp án

Câu 28:

Text 4

Khi nước được làm nóng đến nhiệt độ 70°C thì độ nhớt của nước gần nhất với giá trị nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 42:

Text 6

Ếch cây Brasil trao đổi khí thông qua

Xem đáp án

Câu 43:

Text 6

Kết quả thí nghiệm 1 cho biết tổng lượng oxygen hấp thụ trong 1 giờ 

Xem đáp án

Câu 45:

Text 6

Trên cơ sở kết quả của các thí nghiệm, người ta có thể đưa ra kết luận khi nhiệt độ tăng thì 

Xem đáp án

Câu 48:

Text 7

Rắn thuộc lớp 

Xem đáp án

Câu 49:

Text 7

Lưỡi loài rắn đóng vai trò là cơ quan 

Xem đáp án

Câu 53:

Text 7

Vết tích của xương chậu và xương chi được tìm thấy ở một số loài rắn ngày nay được gọi là 

Xem đáp án

Câu 55:

Text 8

Dựa vào kết quả của thí nghiệm 3, khi lượng NH3 tăng từ 0,50 mol đến 4,00 mol thì lượng NH2Cl sinh ra tăng nhiều nhất ở

Xem đáp án

Câu 57:

Text 8

Nếu tiến hành thử nghiệm 9 trong thí nghiệm 3 như sau: thêm 1,25 mol NH3 vào dung dịch nước tẩy, lượng NH2Cl sinh ra sẽ gần nhất với

Xem đáp án

Câu 60:

Text 8

Quá trình sản xuất một loại nhựa nhất định cần có hỗn hợp thuốc tẩy và amoniac. Tuy nhiên, sự hiện diện của khí clo là điều không mong muốn. Dựa trên kết quả của thí nghiệm 1, 2 và 3, nên lựa chọn

Xem đáp án

4.6

15 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%