299 câu trắc nghiệm Tổ hợp xác suất từ đề thi đại học có lời giải chi tiết(P9)

  • 17937 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Trên đường tròn đặt 24 điểm cách đều nhau sao cho độ dài cung giữa 2 điểm kề nhau đều bằng 1. Chọn ngẫu nhiên 8 trong 24 điểm đó. Tính xác suất sao cho trong 8 điểm được chọn không có 2 điểm nào có độ dài cung bằng 8 hoặc 3.

Xem đáp án

Chọn B

Số phần tử không gian mẫu 

Gọi biến cố A = “Chọn 8 điểm sao cho không có 2 điểm nào có độ dài cung bằng 8 hoặc 3”.

Chia 24 điểm của đường tròn thành bảng sau:

1

9

17

4

12

20

7

15

23

10

18

2

13

21

5

16

24

8

19

3

11

22

6

14

 

Trong đó, mỗi cột là tập các số có cùng số dư khi chia 3, mỗi hàng là tập các số có cùng số dư khi chia 8. Nhận thấy, mỗi cột không được chọn quá 4 số vì chọn từ 5 số trở lên, sẽ xuất hiện 2 số kề nhau tạo cung có độ dài là 3.

TH1: Chọn 4 số của cột 1 không kề nhau: 2 cách là {1;7;13;19} hoặc {4;10;16;22}

1

9

17

4

12

20

7

15

23

10

18

2

13

21

5

16

24

8

19

3

11

22

6

14

 

Tiếp theo, chọn 4 số a,b,c,d còn lại không nằm cùng hàng với 4 số của cột 1 và 2 số bất kỳ trong 4 số a,b,c,d cũng không được cùng hàng với nhau, có 24 cách chọn.

Vậy có 2.24= 32cách.

TH2: Chọn 3 số của cột 1 sao cho không có 2 số nào kề nhau:

VD chọn{1;7;16} thì 5 số còn lai sẽ thuộc 3 nhóm màu trắng như hình vẽ. Khi đó mỗi nhóm màu trắng trong bảng chỉ có 2 cách chọn. Do đó TH2 có 16.2.2.2=128 cách.

 

TH3: Chọn 2 số không kề nhau của cột 1: C82 - 8 = 20

 

Khi đó, 6 hàng ngang còn lai chia làm 2 nhóm màu trắng như hình vẽ. Mỗi nhóm có đúng 2 cách chọn nên có 20.2.2 = 80 cách.

 

TH4: Chọn 1 số của cột 1 có 8 cách

Vd chọn số 1, thì cột 2 và 3 chỉ có 2 lựa chọn sao cho chúng đan xen là các dòng xanh hoặc trắng. Vậy có 8.2=16 cách.

TH5: Chỉ chọn cột 2 với 3. Ta có 2 cách chọn là các dòng xanh hoặc trắng: 2 cách.

 


Câu 2:

Ông Hùng muốn mở két sắt của mình nhưng ông quên mất mật mã két. Biết rằng mã két gồm 4 chữ số khác 0 và có tổng của 4 chữ số đó bằng 10. Tính xác suất để ông ấy mở được két sắt ở lượt bấm thứ nhất.

Xem đáp án

Chọn A

Gọi abcd¯  là số có 4 chữ số sao cho a,b,c,d khác 0 và a + b + c + d = 10.

Số cách chọn 4 chữ số  chính là số cách “dùng 3 “vách ngăn” chèn vào giữa các chữ số 1 (như ví dụ bên dưới) để chia thành 4 phần”.

Suy ra có C93 = 84 cách, tương ứng có 84 số abcd¯ thỏa mãn.

Vậy xác suất để ông Hùng mở được két sắt ở lượt bấm thứ nhất là  P = 184


Câu 3:

Hai mươi lăm em học sinh lớp 12A được xếp ngồi vào một vòng tròn trong đêm lửa trại. Ba em học sinh được chọn ( xác suất được lựa chọn đối với mỗi em là như nhau ) và cử tham gia một trò chơi. Xác suất để ít nhất hai trong ba em học sinh được chọn ngồi cạnh nhau là

Xem đáp án

Chọn A

Gọi A là biến cố chọn được 3 em học sinh mà ít nhất 2 em trong đó ngồi cạnh nhau.

A1 là biến cố chọn được 3 em học sinh ngồi cạnh nhau.

A2 là biến cố chọn được 3 em học sinh mà trong đó chỉ có 2 em ngồi cạnh nhau.

Số phương án chọn ra 3 em từ 25 em là :(cách).

Nhận thấy khi xét về 1 chiều, cứ 1 học sinh sẽ có duy nhất 1 học sinh khác ngồi cạnh. Việc đổi chiều sẽ tạo ra các phương án trùng lặp. Vậy để chọn ra 2 em ngồi cạnh nhau ta có: 25 (cách).

Số phương án để chọn ra 3 học sinh ngồi cạnh nhau cũng tương tự và có là: nA = 25 (cách).

Số phương án chọn học sinh thứ 3 sao cho học sinh này không ngồi cạnh 2 bạn kia là: 21(cách).

 Số phương án chọn 3 học sinh sao cho có 2 em ngồi cạnh nhau là nA2 = 25.21 = 525(cách).

Vậy xác suất xảy ra A là: 


Câu 4:

Có 3 quyển sách Văn học khác nhau, 4 quyển sách Toán học khác nhau và 7 quyển sách Tiếng Anh khác nhau được xếp lên một kệ ngang. Tính xác suất để hai cuốn sách cùng môn không ở cạnh nhau

Xem đáp án

Chọn A

 

T.A

 

T.A

 

T.A

 

T.A

 

T.A

 

T.A

 

T.A

 

1

 

2

 

3

 

4

 

5

 

6

 

7

 

8

Gọi Ω  là biến cố “xếp  quyển sách lên kệ sách một cách tùy ý” 

=> n(Ω) = 14!

A là biến cố “xếp 14 cuốn sách lên kệ sách sao cho hai cuốn sách cùng môn không ở cạnh nhau”.

- Xếp  quyển sách Tiếng Anh vào kệ có 7! cách.

-  quyển sách Tiếng Anh tạo ra 8 chỗ trống (gồm 6 chỗ trống ở giữa và 2 chỗ trống trước sau).

 

Đánh số từ 1 đến 8, từ trái sang phải cho các chỗ trống. Khi đó ta xét các trường hợp:

 

TH1: Xếp sách Văn hoặc Toán vào vị trí từ 1 đến 7 có 7! cách.

TH2: Xếp sách Văn hoặc Toán vào vị trí từ 2 đến 8 có 7! cách.

TH3: Xếp  cặp sách Văn – Toán chung vào ngăn, các ngăn 3,4,5,6,7 xếp tùy ý số sách còn lại. Ta có:

+ Số cách chọn  cặp sách Văn – Toán:  3.4 cách.

 

+ Vị trí 2 cuốn sách trong cặp sách: 2! cách.

+ Xếp các sách còn lại vào các ngăn 3,4,5,6,7 có 5! cách

Vậy ta có số cách xếp 1 cặp sách Văn – Toán chung vào ngăn 2, các ngăn 3,4,5,6,7 xếp tùy ý số sách còn lại là 3.4.2!.5! cách.

Tương tự cho xếp cặp sách Văn – Toán lần lượt vào các ngăn 3,4,5,6,7

Số trường hợp thuận lợi của biến cố là 


Câu 5:

Một lớp có 20 học sinh nữ và 25 học sinh nam. Bạn lớp trưởng nữ chọn ngẫu nhiên 4 học sinh khác tham gia một hoạt động của Đoàn trường. Xác suất để 4 học sinh được chọn có cả nam và nữ bằng (làm tròn đến chữ số thập phân thứ 4)

Xem đáp án

Chọn C

Gọi A: “4 học sinh được chọn có cả nam và nữ.”

=> A¯ : “4 học sinh được chọn chỉ có nam hoặc chỉ có nữ.”

Số cách để lớp trưởng nữ chọn ngẫu nhiên 4 học sinh khác: Ω = C444

Số cách chọn 4 học sinh toàn là nam: C254

Số cách chọn 4 học sinh toàn là nữ: C194

Xác suất để 4 học sinh được chọn có cả nam và nữ: 


Bài thi liên quan:

5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

3 năm trước

Linh Ryes

3 năm trước

Phạm Phương Thảo

N

11 tháng trước

Nhật Hào

Quá là tuyệt vời luôn

Bình luận


Bình luận