Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 2)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Top 10 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 69:
Tại Hội thảo, Tiến sĩ Trần Thiện Khanh, Phó Viện trưởng Văn học đã đặt ra vấn đề văn học Đông Nam Á dường như chưa được hiện diện trong các công trình nghiên cứu lịch sử nghiên cứu của bộ môn văn học so sánh của thế giới.
Sự thiếu hụt này mới được những nhà nghiên cứu văn học phương Tây quan tâm, chú ý trong thời gian gần đây. Nhưng chỉ dừng lại ở việc cung cấp chất liệu cho các lí thuyết về mối quan hệ giữa văn học và các vấn đề lịch sử, chính trị, xã hội. Bởi vậy, Hội thảo này sē là dấu mốc cho sự phát triển của văn học so sánh Đông Nam Á.
(Hải Đăng, Xây dựng nghiên cứu diễn đàn văn học so sánh ở Đông Nam Á, https://nhandan.vn)
Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là gì?
Tại Hội thảo, Tiến sĩ Trần Thiện Khanh, Phó Viện trưởng Văn học đã đặt ra vấn đề văn học Đông Nam Á dường như chưa được hiện diện trong các công trình nghiên cứu lịch sử nghiên cứu của bộ môn văn học so sánh của thế giới.
Sự thiếu hụt này mới được những nhà nghiên cứu văn học phương Tây quan tâm, chú ý trong thời gian gần đây. Nhưng chỉ dừng lại ở việc cung cấp chất liệu cho các lí thuyết về mối quan hệ giữa văn học và các vấn đề lịch sử, chính trị, xã hội. Bởi vậy, Hội thảo này sē là dấu mốc cho sự phát triển của văn học so sánh Đông Nam Á.
(Hải Đăng, Xây dựng nghiên cứu diễn đàn văn học so sánh ở Đông Nam Á, https://nhandan.vn)
Câu 92:
Cho bảng số liệu:
LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2009-2019
(Đơn vị: Nghìn người)
Năm |
2009 |
2013 |
2017 |
2019 |
Khu vực I |
24606,0 |
24399,3 |
21458,7 |
18831,4 |
Khu vực II |
9561,6 |
11086,0 |
14104,5 |
16456,7 |
Khu vực III |
13576,0 |
16722,5 |
18145,1 |
19371,1 |
(Nguồn: Niên giám thống kê 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng lao động phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 2009-2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Đoạn văn 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc, hoặc là một tôn giáo, hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội họa,... phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa của dân tộc đó, thành thiên hướng văn hóa của dân tộc đó. Ở ta, thần thoại không phong phú - hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền? Tôn giáo hay triết học cũng đều không phát triển. Người Việt Nam không có tâm lí kiền thành (cung kính, thành khẩn), cuồng tín tôn giáo, mà cũng không say mê tranh biện triết học. Các tôn giáo đều có mặt, nhưng thường là biến thành một lối thờ cúng, ít ai quan tâm đến giáo lí. Không có một ngành khoa học, kĩ thuật, giả khoa học (các bộ môn bề ngoài giống như khoa học, nhưng không phải là khoa học) nào phát triển đến thành có truyền thống. Âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ (khéo léo đến cực đỉnh). Trong các ngành nghệ thuật, cái phát triển nhất là thơ ca. Hầu như người nào cũng có thể, cũng có dịp làm dăm ba câu thơ. Nhưng số nhà thơ để lại nhiều tác phẩm thì không có.
(Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
Đoạn văn 2
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
Tất cả những điều ấy chưa từng bao giờ mẹ viết trong thư gửi ra nước ngoài cho Tân và anh chị của anh. Sau này cũng không bao giờ kể ra lời. Vậy mà bây giờ nhận lấy chiếc rương này thì câu chuyện dài triền miên đêm này qua đêm khác, năm này qua năm khác mẹ đã kể với người con út, Tân lại phải đón lấy. “Khổ thân các con sinh ra gặp thời loạn lạc...”, lá thư ấy mẹ viết vào ngày cuối tháng Chạp năm 72. Đất trời bùng cháy, thành phố đổ vỡ, nhưng mẹ không rời Hà Nội. Hơi bom phá toang cửa kính, mẹ vẫn đêm đêm yên lặng ngồi chỗ ngày trước cha vẫn thường ngồi, và vẫn như hồi cha còn sống, mẹ pha một ấm trà để lên khay trên bàn giữa hai cái tách hạt mít. Đêm qua bom rơi quả gần, thế mà cô bé Loan tầng dưới lại chạy lên đây ngồi cùng với mẹ bên cửa sổ. Loan cùng lớp với con, còn nhớ không Nghĩa? Loan sắp tốt nghiệp Đại học Quân y và cũng sẽ vào trong ấy. Nó nói vào đấy với con. Mẹ nhớ ngày con lên đường, cả con cả Loan đều còn nhỏ dại lắm, vậy mà nay Loan nó đã lớn phổng lên, một chiến sĩ xinh đẹp và can đảm biết nhường nào... Trước kia, đối với mẹ, sinh con trai, con gái đều quý. Nhưng bây giờ nhìn cảnh bom đạn mù trời, mẹ nghĩ giá hồi đó con sinh ra được mang phận con gái thì hơn. Thời loạn, thân gái cũng chẳng sướng gì, nhưng dù sao nếu phận gái thì chắc không đến nỗi bây giờ con biệt âm vô tin. Mẹ biết chắc con còn sống, nhưng giờ đây con ở phương nào vậy con? Sao con lại có thể im lặng lâu như thế hở con? Không một bức thư, không một tin tức nhăn nhe nào cho mẹ, sao thế hở con, Nghĩa ơi?.
* * *
Nghĩa ơi. Tiếng gọi ấy là lời cuối của lá thư cuối cùng mẹ của Tân viết gửi người con trai út. Không còn lá thư nào viết vào những ngày tháng sau đó nữa. Có lē vì sau đó là năm 73, hoà bình. Anh chị em Tân lần lượt đỗ đạt trở về.
(Bảo Ninh, Gọi con, theo Đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022)
Đoạn văn 3
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng. Không tư tưởng, con người có thể nào là con người. Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao. Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch, cho đến một bức tranh, một bản đàn, ngay khi làm chúng ta rung động trong cảm xúc, có bao giờ để trí óc chúng ta nằm lười yên một chỗ… Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng, yên lặng. Và cái yên lặng của một câu thơ lắng sâu xuống tư tưởng. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà ta bỏ xuống được. Ta sẽ dừng tay trên trang giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại bài thơ. Tất cả tâm hồn chúng ta đọc, không phải chỉ có trí thức. Và khác với cách đọc riêng bằng trí thức, lần đọc thứ hai chậm hơn, đòi hỏi nhiều cố gắng hơn, nhiều chỗ chúng ta dừng lại hơn. Cho đến một câu thơ kia, người đọc nghe thì thầm mãi trong lòng, mắt không rời trang giấy.
(Trích Tiếng nói của Văn nghệ – Nguyễn Đình Thi)
Đoạn văn 4
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
Ta về mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Việt Bắc – Tố Hữu)
Đoạn văn 5
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
(Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Đoạn văn 6
Dựa vào các thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 108 đến câu 110:
"Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27-1-1973 tại Pari giữa bốn ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị và bắt đầu có hiệu lực.
Nội dung Hiệp định gồm những điều khoản cơ bản sau đây:
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào lúc 24 giờ ngày 27-1-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự', cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và Ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hoà bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).
- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.
Hiệp định Pari về Việt Nam (được Hội nghị họp ngày 2-3-1973 tại Pari, gồm đại biểu các nước Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, bốn bên tham gia kí Hiệp định và bốn nước trong Uỷ Ban Giám sát và Kiểm soát quốc tế: BA Lan, Canađa, Hunggari, Inđônêxia, với sự có mặt của Tổng thư kí Liên hợp quốc, công nhận về mặt pháp lí quốc tế) là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, là kết quả cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra Bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
Với Hiệp định Pari, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, trang 187).
100 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%