Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 10)

217 lượt thi 150 câu hỏi 150 phút

Text 1:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

…Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, nhưng lòng Mị thì đang sống về ngày trước. Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước, Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân này, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị.

Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng. Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. Mị cũng chẳng buồn đi. Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường…

(Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)

Text 2:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

Một nhóm các nhà khoa học nghiên cứu về hành vi của động vật cho rằng một số loài động vật có khả năng ghi nhớ các sự việc đã diễn ra trong quá khứ, dự đoán các sự việc sắp diễn ra trong tương lai, từ đó lập kế hoạch và đưa ra lựa chọn, đồng thời có khả năng phối hợp làm việc nhóm. Tuy nhiên, những khả năng đặc biệt đó của động vật là hành động có ý thức hay hoàn toàn theo bản năng vẫn là câu hỏi chưa được giải đáp.

Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học, có thể thấy loài ong truyền tin cho nhau biết những vị trí có thể lấy mật hoa bằng cách nhảy theo mô hình số tám. Định hướng của điệu nhảy cho biết vị trí của thức ăn so với phương hướng của mặt trời và tốc độ của điệu nhảy cho biết nguồn thức ăn cách tổ ong bao xa. Hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng khả năng biểu diễn và mã hóa điệu nhảy là bẩm sinh và không có trí thông minh đặc biệt nào tác động đến khả năng này. Nhưng trong một nghiên cứu, khi những người thử nghiệm liên tục thay đổi địa điểm của nguồn thức ăn, mỗi lần di chuyển thức ăn xa hơn 25% so với vị trí trước đó, ong mật kiếm ăn bắt đầu dự đoán nơi nguồn thức ăn sẽ xuất hiện tiếp theo. Khi các nhà nghiên cứu đến địa điểm mới, họ thấy những con ong đã đến đó trước để chờ đợi thức ăn. Vẫn chưa ai giải thích được bằng cách nào mà những con ong có bộ não chỉ nặng 113 gam lại có thể suy ra vị trí của địa điểm mới. Một nhà khoa học đã chỉ ra rằng một số loài động vật có thể sử dụng các vật dụng thô sơ trong tự nhiên để làm công cụ: rái cá dùng đá để làm nứt vỏ trai; tinh tinh mẹ hướng dẫn cho những con tinh tinh con cách sử dụng đá để mở các loại hạt cứng. Các nhà khoa học đã làm một nghiên cứu trên những con tinh tinh. Họ cho những con tinh tinh lựa chọn một trong hai căn phòng: một căn phòng để hai thùng socola, trong đó một thùng có năm hộp và một thùng có ba hộp; căn phòng còn lại họ chỉ để một thùng, nhưng trong đó có mười hộp socola, một số con tinh tinh ngay lập tức chọn căn phòng chỉ có một thùng nhưng số hộp socola nhiều hơn. Điều đó cho thấy loài tinh tinh có khả năng tính toán, so sánh và lựa chọn. Họ còn có thể đào tạo cho những con tinh tinh biết tính toán đơn giản và ghi số lượng lên nhãn dán của các mặt hàng.

(Sưu tầm)

Text 3:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương

Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm

Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh

Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha                      

Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy

Những cuộc đời đã hóa núi sông ta...

(Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Text 4:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

(1) Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

(2) Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

(3) Nắng xuống trời lên sâu chót vót

(4) Sông dài, trời rộng bến cô liêu.

 

(5) Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

(6) Mênh mông không một chuyến đò ngang

(7) Không cầu gợi chút niềm thân mật

(8) Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.

(Tràng Giang – Huy Cận)

Text 5:

Dựa vào các thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 108 đến câu 110:

"Tháng 6-1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ, trong đó có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn.

Báo Thanh niên của Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra số đầu tiên ngày 21-6 1925. Đầu năm 1927, tác phẩm Đường Kách mệnh, gồm những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở các lớp huấn luyện tại Quảng Châu, được xuất bản.

Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền đến giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân Việt Nam.

Tại Quảng Châu, ngày 9-7- 1925, Nguyễn Ái Quốc đã cùng một số nhà yêu nước Triều Tiên, Inđônêxia v.v. lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Tôn chỉ của Hội là liên lạc với các dân tộc bị áp bức để cùng làm cách mạng, đánh đổ đế quốc.

Cuối năm 1928, thực hiện chủ trương "vô sản hóa", nhiều cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân. Phong trào công nhân vì thế càng phát triển mạnh mē hơn và trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước Đấu tranh của công nhân đã nổ ra ở nhiều nơi.

Các cuộc bãi công đó không chỉ bó hẹp trong phạm vi một xưởng, một địa phương, một ngành mà đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung. Cùng với bãi công của công nhân, các cuộc đấu tranh của nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, học sinh cũng diển ra ở một số nơi".

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, trang 83-85).

Danh sách câu hỏi:

Câu 3:

Cho hình chóp tam giác đều \(S.ABC\) có cạnh đáy bằng \[2a,\] cạnh bên tạo với đáy một góc \(60^\circ .\) Thể tích khối chóp \(S.ABC\) là

Xem đáp án

Câu 8:

Media VietJack

Một khối gỗ hình trụ có đường kính \[0,5{\rm{ }}m\] và chiều cao \[1{\rm{ }}m.\] Người ta đã cắt khối gỗ, phần còn lại như hình vẽ bên có thể tích là \[V\] bằng

Xem đáp án

Câu 12:

Cho \({\log _a}b = 2\,,\,\,{\log _b}c = 3.\) Khi đó giá trị của biểu thức \({\log _c}\left( {{a^2}b} \right)\) là

Xem đáp án

Câu 20:

Trong không gian với hệ tọa độ \[Oxyz\] cho điểm \(A\left( {1\,;\,\,1\,;\,\,1} \right)\) và đường thẳng \(d:\frac{{x - 1}}{1} = \frac{y}{2} = \frac{{z + 1}}{1}.\) Đường thẳng qua \(A\), cắt trục \[Oy\] và vuông góc với \(d\) có phương trình là

Xem đáp án

Câu 52:

Text 1

Cụm từ “không có lòng” trong đoạn trích được hiểu như thế nào? 

Xem đáp án

Câu 53:

Text 1

Xác định trong đoạn trích, ý nào sau đây KHÔNG phải là hồi tưởng của Mị? 

Xem đáp án

Câu 54:

Text 1

Theo đoạn trích, tại sao Mị lại có suy nghĩ ăn lá ngón “cho chết ngay”? 

Xem đáp án

Câu 55:

Text 1

Tâm trạng của Mị được thể hiện như thế nào qua đoạn trích? 

Xem đáp án

Câu 56:

Text 2

Chủ đề của đoạn trích trên là gì? 

Xem đáp án

Câu 57:

Text 2

Khả năng nào của động vật KHÔNG được chỉ ra trong các nghiên cứu ở đoạn văn trên? 

Xem đáp án

Câu 58:

Text 2

Theo đoạn trích, các nhà khoa học đã khám phá ra điều gì khi nghiên cứu về loài ong? 

Xem đáp án

Câu 60:

Text 2

Có thể rút ra kết luận gì từ thí nghiệm tinh tinh với socola? 

Xem đáp án

Câu 61:

Text 3

Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Xem đáp án

Câu 62:

Text 3

Chủ đề của đoạn trích là gì? 

Xem đáp án

Câu 63:

Text 3

Truyền thống hiếu học được gợi đến qua câu thơ nào?

Xem đáp án

Câu 65:

Text 3

Đoạn thơ bộc lộ tình cảm, thái độ nào của nhân vật trữ tình đối với Nhân dân? 

Xem đáp án

Câu 68:

Text 4

Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong câu thơ: “Sông dài, trời rộng bến cô liêu”?

Xem đáp án

Câu 69:

Text 4

Âm hưởng chính của đoạn thơ là gì? 

Xem đáp án

Câu 70:

Text 4

Điệp từ “không” trong hai câu thơ: “Mênh mông không một chuyến đò ngang/ Không cầu gợi chút niềm thân mật” nhấn mạnh nội dung gì? 

Xem đáp án

Câu 78:

Tác giả nào KHÔNG thuộc phong trào thơ mới 1932 – 1945?

Xem đáp án

Câu 79:

Tác phẩm nào sau đây KHÔNG có phần đề từ? 

Xem đáp án

Câu 80:

Nhà văn nào KHÔNG thuộc nhóm Tự lực văn đoàn? 

Xem đáp án

Câu 92:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Trước khi tìm hiểu kĩ hơn về việc này, đầu tiên chúng ta nên chia AI thành hai nhóm. “AI mạnh” là thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả những cỗ máy có khả năng suy nghĩ thực sự. “AI yếu” (đôi khi còn được biết đến là “AI hẹp”) là trí thông minh được dùng để bổ sung thay vì vượt lên trí tuệ loài người. Từ trước cho tới nay, phần lớn máy móc đều được lập trình trước hoặc dạy các chuỗi hành động logic. Nhưng trong tương lai, những cỗ máy có AI mạnh sẽ có khả năng học hỏi khi chúng vận hành và phản ứng lại với các sự kiện bất ngờ. Hệ quả của việc này ư? Bạn hãy nghĩ về khả năng những việc như chẩn đoán bệnh và phẫu thuật, lập kế hoạch quân sự và ra lệnh chiến đấu, chăm sóc khách hàng được tự động hoá, những chú rô-bốt với óc sáng tạo và tính tự động nhân tạo có thể dự đoán và đối phó với tội phạm.

(Theo Ri-sát Oát-xơn, 50 ý tưởng về tương lai, Trọng Tuấn – Ngọc Thạch dịch, NXB Thế giới – Công ty cổ phần Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam, Hà Nội, 2019, tr 120 – 125)

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? 

Xem đáp án

Câu 93:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

(Việt Bắc – Tố Hữu)

“Mười lăm năm ấy” là khoảng thời gian nào? 

Xem đáp án

Câu 97:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

                                           Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc

                                           Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng

                                           Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất

                                           Nay dạt dào đã chín trái đầu xuân.

                                           Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa

                                           Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường,

                                           Con đã đi nhưng con cần vượt nữa

                                           Cho con về gặp lại mẹ yêu thương.

     (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)

Cụm từ “chín trái đầu xuân” (in đậm) trong đoạn trích trên mang ý nghĩa gì? 

Xem đáp án

Câu 100:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.

(Hai đứa trẻ Thạch Lam)

Chi tiết in đậm thể hiện ý nghĩa nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 103:

Sự kiện nào sau đây trở thành nguyên nhân khách quan chủ yếu làm xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? 

Xem đáp án

Câu 104:

Nguyên nhân chung tạo nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và kháng chiến chống Pháp (1945-1954) là: 

Xem đáp án

Câu 106:

Trong những năm 1945-1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có thuận lợi nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 107:

Tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ Việt Nam họp bàn quyết định mở chiến dịch Biên giới trong bối cảnh nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 108:

Text 5

Khi thành lập, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã xác định rō mục tiêu nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 109:

Text 5

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không có hoạt động nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 110:

Text 5

Chủ trương "vô sản hóa" của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã góp phần 

Xem đáp án

Câu 112:

Cây trồng nào chiếm vị trí quan trọng nhất trong trồng trọt ở Trung Quốc? 

Xem đáp án

Câu 113:

Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là

Xem đáp án

Câu 114:

Sông nào sau đây có mùa lũ vào thu-đông? 

Xem đáp án

Câu 115:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy sắp xếp tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông dưới đây theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. 

Xem đáp án

Câu 116:

Cho biểu đồ về khối lượng hàng hóa vận chuyển một số ngành vận tải nước ta giai đoạn 2000-2020:

(Nguồn: gso.gov.vn) Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? A. Khối lượng hàng hóa vận chuyển theo các loại hình vận tải nước ta năm 2000-2020. B. Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển theo các loại hình vận tải nước ta năm 2000-2020. C. Cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển theo các loại hình vận tải nước ta năm 2000-2020. D. Quy mô và cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển theo các loại hình vận tải nước ta năm 2000-2020. (ảnh 1)

(Nguồn: gso.gov.vn)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 117:

Các chuyến bay nước ta được khai thác chủ yếu ở 3 đầu mối nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 118:

Đặc điểm nổi bật của ngành viễn thông nước ta hiện nay là 

Xem đáp án

Câu 119:

Phát biểu nào sau đây không phải là thế mạnh để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Câu 120:

Khó khăn lớn nhất của Đông Nam Bộ trong phát triển nông nghiệp là

Xem đáp án

Câu 121:

Một electron có điện tích e, khối lượng m, vận tốc v đi vào một điện trường đều có cường độ điện trường E như hình vẽ. Quãng đường x mà electron đi được ngay trước khi dừng lại là

Một electron có điện tích e, khối lượng m, vận tốc v đi vào một điện trường đều có cường độ điện trường E như hình vẽ. Quãng đường x mà electron đi được ngay trước khi dừng lại là (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 125:

Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng xảy ra trong trường hợp nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 127:

Chiết suất tỉ đối giữa hai môi trường: 

Xem đáp án

Câu 128:

Sóng điện từ là quá trình lan truyền của điện từ trường biến thiên, trong không gian. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường trên thì kết luận nào sau đây là đúng? 

Xem đáp án

Câu 129:

Phát biểu nào sau đây là đúng? 

Xem đáp án

Câu 132:

Khi nung nóng, \({\rm{CuS}}{{\rm{O}}_4} \cdot 5{{\rm{H}}_2}{\rm{O}}\) sẽ bắt đầu mất dần khối lượng. Đồ thị sau đây biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng chất rắn vào nhiệt độ.

Thành phần gần nhất của chất rắn sau khi nhiệt độ đạt đến 190°C là

Khi nung nóng, sẽ bắt đầu mất dần khối lượng. Đồ thị sau đây biểu diễn sự phụ thuộc của khối lượng chất rắn vào nhiệt độ. Thành phần gần nhất của chất rắn sau khi nhiệt độ đạt đến 190°C là (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 135:

Hình vẽ bên mô tả thí nghiệm điều chế và thử tính chất của khí X:

Quá trình điều chế X từ ethanol với  đặc thường có kèm các sản phẩm phụ là Phát biểu nào sau đây là sai? (ảnh 1)

Quá trình điều chế X từ ethanol với \({{\rm{H}}_2}{\rm{S}}{{\rm{O}}_4}\) đặc thường có kèm các sản phẩm phụ là \({\rm{C}}{{\rm{O}}_2}\)\({\rm{S}}{{\rm{O}}_2}.\) Phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Câu 136:

Những nhãn dưới đây được in trên bề mặt của các vật liệu làm bằng nhựa để xác định loại nhựa cấu thành lên vật liệu đó.

Những nhãn dưới đây được in trên bề mặt của các vật liệu làm bằng nhựa để xác định loại nhựa cấu thành lên vật liệu đó. Cấu tạo của polymer dưới đây thuộc loại nhựa số mấy? (ảnh 1)

Cấu tạo của polymer dưới đây thuộc loại nhựa số mấy?

Những nhãn dưới đây được in trên bề mặt của các vật liệu làm bằng nhựa để xác định loại nhựa cấu thành lên vật liệu đó. Cấu tạo của polymer dưới đây thuộc loại nhựa số mấy? (ảnh 2)

Xem đáp án

Câu 142:

Khi nói về tiêu hóa của động vật đơn bào, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Câu 143:

Nhược điểm của hình thức đẻ con so với đẻ trứng là 

Xem đáp án

Câu 144:

Hình sau mô tả quá trình sinh tổng hợp một đại phân tử trong tế bào. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây sai?

Hình sau mô tả quá trình sinh tổng hợp một đại phân tử trong tế bào. Theo lí thuyết, nhận định nào sau đây sai? (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 148:

Hiện tượng nào sau đây minh họa cho cơ chế cách li trước hợp tử? 

Xem đáp án

Câu 149:

Nai và bò rừng là hai loài ăn cỏ sống trong cùng một khu vực. Hình dưới mô tả những thay đổi về số lượng cá thể trong quần thể của hai loài này trước và sau khi những con chó sói (loài ăn thịt) du nhập vào môi trường sống của chúng.

Nai và bò rừng là hai loài ăn cỏ sống trong cùng một khu vực. Hình dưới mô tả những thay đổi về số lượng cá thể trong quần thể của hai loài này trước (ảnh 1)

Dựa trên các thông tin có trong đồ thị kể trên, trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào không chính xác?

Xem đáp án

4.6

43 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%