Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 27)
230 lượt thi 150 câu hỏi 150 phút
Text 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
(1) Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
(2) Nhớ về rừng núi nhớ chơi với
(3) Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
(4) Mường Lát hoa về trong đêm hơi
(5) Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
(6) Heo hút cồn mây súng ngửi trời
(7) Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
(8) Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(9) Anh bạn dãi dầu không bước nữa
(10) Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
(11) Chiều chiều oai linh thác gầm thét
(12) Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
(13) Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
(14) Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Text 2:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia. Không phải người Việt Nam không mê tín, họ tin có linh hồn, ma quỷ, thần Phật. Nhiều người thực hành cầu cúng. Nhưng về tương lai, họ lo cho con cháu hơn là linh hồn của mình. Tuy là coi trọng hiện thế nhưng cũng không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết (sống gửi thác về). Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được. Người ta mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con nhiều cháu, ước mong về hạnh phúc nói chung là thiết thực, yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người. Con người được ưa chuộng là con người hiền lành, tình nghĩa. Không chuộng trí mà cũng không chuộng dũng. Dân tộc chống ngoại xâm liên tục nhưng không thượng võ.
(Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
Text 3:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
Ung thư là một loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trọng thể. Khối u được gọi là ác tính khi các tế bào của nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu, di chuyển vào máu và đến các nơi khác trong cơ thể tạo nên nhiều khối u khác nhau. Nguyên nhân và cơ chế gây ung thư còn chưa hoàn toàn được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, người ta cũng biết được một số nguyên nhân khác nhau dẫn đến ung thư như do các đột biến gen, đột biến NST. Khi con người tiếp xúc với các tia phóng xạ, hoá chất gây đột biến, các virut gây ung thư,... thì các tế bào có thể bị các đột biến khác nhau. Có nhiều số liệu cho thấy khối u thường được phát triển từ một tế bào bị đột biến nhiều lần làm cho tế bào không còn khả năng đáp ứng lại cơ chế điều khiển phân bào của cơ thể dẫn đến phân chia liên tục. Tế bào khối u có thể là lành tính nếu nó không có khả năng di chuyển vào máu và đi đến các nơi khác nhau trong cơ thể. Những tế bào bị đột biến nhiều lần có thể trở thành ác tính nếu đột biến gen làm cho nó có khả năng tách khỏi mô ban đầu và di chuyển vào máu, tái lập các khối u ở nhiều nơi khác nhau gây nên cái chết cho bệnh nhân.
(Sinh học 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014, tr.89)
Text 4:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
Lịch sử hình thành Hà Nội gắn liền với sự hình thành vùng châu thổ Bắc Bộ, miền lưu vực sông Hồng. Theo nghiên cứu của hai tác giả Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán trong cuốn Hà Nội nghìn xưa thì cách đây hàng chục triệu năm, “Hà Nội là một đáy biển nông”1 sau thời gian dài biển lùi, nước biển cạn dần, nó chuyển thành vùng trũng lầy rồi thành đồng bằng ven sông như hiện nay. Mỗi quá trình đó cũng kéo dài hàng mấy chục vạn đến hàng triệu năm. Cũng theo hai tác giả trên, khoan sâu xuống lòng đất Hà Nội, vùng Gia Lâm, trong tầng dây 50m trầm tích có thể thấy hai lớp đất: từ 39,5m đến 50m là sỏi và cát thô, từ 39,5m đến trên cùng là sét và cát mịn. Từ đó, có thể đoán, sông Hồng đã qua hai giai đoạn vận động, từ chỗ chảy mạnh, dữ dội (cát thô và sỏi lắng đọng), đến chỗ chảy êm đềm hơn (sét, cát mịn). Vùng đất Từ Liêm, trong khuôn viên Đại học Sư phạm Hà Nội, khoan sâu 48,87m cho thấy khá rõ đặc điểm trầm tích của cửa sông, cát và bùn dày tới 20m. Biển rút, nước sông Hồng nặng phù sa đã bồi tích, “thương hải biến vi tang điền” (bãi biển đã biến thành nương dâu), đồng bằng Hà Nội được hình thành như vậy.
(Nguyễn Thị Bích Hà, Hà Nội con người lịch sử văn hóa,
NXB Đại học Sư phạm, 2013, trang 19)
Text 5:
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:
Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ bằng sức mạnh của cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương, với ý chí quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược, mở đầu là các thắng lợi ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường Quảng Ngãi).
Vạn Tường, được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam.
Sau trận Vạn Tường, khả năng đánh thắng quân Mỹ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của quân dân ta tiếp tục được thể hiện trong hai mùa khô.
Bước vào mùa khô thứ nhất (đông-xuân 1965-1966) với 72 vạn quân (trong đó có hơn 22 vạn quân Mỹ và đồng minh), địch mở đợt phản công với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh bại chủ lực Quân giải phóng.
Quân dân ta trong thế trận chiến tranh nhân dân, với nhiều phương thức tác chiến đã chặn đánh địch trên mọi hướng, tiến công địch khắp mọi nơi.
Bước vào mùa khô thứ hai (đông-xuân 1966-1967), với lực lượng được tăng cường lên hơn 98 vạn quân (trong đó quân Mĩ và quân đồng minh chiếm hơn 44 vạn), Mĩ mở cuộc phản công với 895 cuộc hành quân, trong đó có ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt”, “bình định”; lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 174-175).
Danh sách câu hỏi:
46 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%