Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 20)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Top 10 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 96:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc phải hình thành cơ cấu nông-lâm-ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ là
Đoạn văn 1
Lĩnh vực: Ngữ văn (50 câu – 60 phút)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
Trên bãi cát những người lính đảo
Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà
Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững
Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa
…
Đảo tái cát
Khóc oan hồn trôi dạt
Tao loạn thời bình
Gió thắt ngang cây.
…
Đất hãy nhận những đứa con về cội
Trong bao dung bóng mát của người
Cây hãy gọi bàn tay về hái quả
Võng gọi về nghe lại tiếng à ơi…
À ơi tình cũ nghẹn lời
Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh.
(Lời sóng 4, trích Trường ca Biển, Hữu Thỉnh, NXB Quân đội nhân dân, 1994)
Câu 128:
PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH
Lĩnh vực: Ngữ văn (50 câu – 60 phút)
Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.
PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH
Lĩnh vực: Ngữ văn (50 câu – 60 phút)
Đoạn văn 2
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
(1) Nơi góc án thư vàng đã nhợt, son đã mờ, đĩa dầu sở trên cây đèn nến vơi lần mực dầu. Hai ngọn bấc lép bép nổ, rụng tàn đèn xuống tập giấy bản đóng dấu son ti Niết. Viên quan coi ngục ngấc đầu, lấy que hương khêu thêm một con bấc. Ba cái tim bấc được chụm nhau lại, cháy bùng to lên, soi tỏ mặt người ngồi đấy.
(2) Người ngồi đấy, đầu đã điểm hoa râm, râu đã ngả màu. Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ.
(3) Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan cai ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.
(4) Ông trời nhiều khi chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã. Và những người có tâm điền tốt và thẳng thắn, lại phải ăn đời ở kiếp với lũ quay quắt.
(5) Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại: “Có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình...”
(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)
Câu 135:
Hình ảnh “mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ” trong đoạn trích trên thể hiện điều gì?
Đoạn văn 3
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
(1) Nhưng tôi có cách của tôi, không ai chịu ban cho tôi cơ hội thì tôi tự tạo ra.
(2) Tôi đến gần những cái mắc áo đính chặt vào tường khi cả nhà đi vắng. (3) Và dùng mõm ủi một chiếc ghế con vào sát tường.
(4) Trên đó, tôi nhảy chồm chồm. (5) Vẫn hoàn toàn tuyệt vọng. (6) Khi tôi nhảy lên, mõm tôi và những chiếc lai quần không quá xa nhau. (7) Chỉ cách một gang tay. (8) Có khi chỉ nửa gang. (9) Nhưng nửa gang tay phù du đó, tôi biết là khoảng cách vời vợi cho đến chừng nào tôi lớn thêm chút nữa. (10) Hôm đó, tôi đánh vật với độ cao mệt nhoài, chẳng được tích sự gì.
(11) Cuối cùng, như có ai thắp nến dưới da tôi. (12) Lòng tự ái của tôi được đốt cháy. (13) Cú nhảy cuối cùng, tôi phóng bằng tất cả sức lực mà tôi vét được đến gam cuối cùng.
(14) Tôi táp được chiếc quần. (15) Nó và tôi cùng rơi xuống.
(16) Tôi rơi nhanh hơn chiếc quần, hoàn toàn không kiểm soát được thăng bằng. (17) Đầu tôi chúc xuống, không giống kiểu cún, và va thật mạnh vào mép chậu sành bên dưới.
(18) Máu phụt ra, tôi đoán thế, vì vừa rên ư ử tôi vừa dõi mắt theo một vật gì đó màu đỏ đang chảy ngoằn ngoèo trên nền nhà. (19) Trước khi thiếp đi, dường như tôi đang đau đớn nghĩ: Lẽ nào để có được chút xíu tự do, tôi phải trả giá bằng máu?
(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi là Bêtô, NXB Trẻ, 2017)
Đoạn văn 4
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng thành vách, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ này qua bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở một hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà cao thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đây. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
(Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)
Đoạn văn 5
Dựa vào các thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 108 đến câu 110:
"Sau thất bại của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, chuyển sang chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
"Chiến tranh cục bộ" bắt đầu từ giữa năm 1965, là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bắng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn. Quân số lúc cao nhất (năm 1969) lên gần 1,5 triệu tên, trong đó quân Mĩ chiếm hơn nửa triệu.
Với chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hoả lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới "tìm diệt", cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đấy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, Buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần.
Dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại, quân Mĩ vừa mới vào miền Nam đã mở ngay cuộc hành quân "tìm diệt" vào căn cứ của Quân giải phóng Vạn Tường (Quảng Ngãi). Tiếp đó, Mĩ mở liên tiếp hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (đông-xuân 1965-1966 và 1966-1967) băng hàng loạt cuộc hành quân "tìm diệt" và "bình định" vào vùng "đất thánh Việt cộng".
Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ bằng sức mạnh của cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương, với ý chí quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược, mở đầu là các thắng lợi ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường (Quảng Ngãi).
Sau trận Vạn Tường, khả năng đánh thắng quân Mĩ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của quân dân ta tiếp tục được thể hiện trong hai mùa khô.
Bước vào mùa khô thứ nhất (đông-xuân 1965-1966) với 72 vạn quân (trong đó có hơn 22 vạn quân Mĩ và đồng minh), địch mở đợt phản công với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân "tìm diệt" lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh bại chủ lực Quân giải phóng.
Quân dân ta trong thể trận chiến tranh nhân dân, với nhiều phương thức tác chiến đã chặn đánh địch trên mọi hướng, tiến công địch khắp mọi nơi.
Bước vào mùa khô thứ hai (đông-xuân 1966-1967) với lực lượng được tăng cường lên hơn 98 vạn quân (trong đó quân Mĩ và quân đồng minh chiếm hơn 44 vạn), Mĩ mở cuộc phản công với 895 cuộc hành quân, trong đó có Ba cuộc hành quân lớn "tìm diệt", "bình định"; lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.
Ở hầu khắp các vùng nông thôn, quần chúng được sự hổ trợ của lực lượng vũ trang đã đứng lên đấu tranh chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng "ấp chiến lược". Trong hầu khắp các thành thị, công nhân, các tầng lớp lao động khác, học sinh, sinh viên, Phật tử, một số binh sĩ quân đội Sài Gòn... đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ. Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên trường quốc tế".
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, trang 173-175)
70 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%