Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 7)
115 lượt thi 235 câu hỏi 120 phút
Text 1:
Tại sông Sài Gòn, cường độ ánh sáng mặt trời đi qua môi trường nước được tính theo công thức , trong đó là độ sâu (tính bằng mét) so với mặt nước sông, là cường độ ánh sáng tại mặt nước sông.
Text 2:
IQ (viết tắt của Intelligence Quotient, hay còn gọi là chỉ số thông minh) giúp đo lường khả năng của con người trong các lĩnh vực như suy luận logic, hiểu từ ngữ và kĩ năng toán học... Trong khi đó, EQ (viết tắt của Emotional Quotient, hay còn gọi là chỉ số cảm xúc) là thước đo thông minh của con người thông qua khả năng cảm nhận, kiểm soát, bày tỏ cảm xúc... của người đó.
Theo phân tích của các chuyên gia tâm lí, chỉ Số IQ và EQ được thể hiện qua 6 kĩ năng chính ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của trẻ cả ở hiện tại lẫn tương lai, bao gồm: tư duy phản biện, khả năng tập trung, khả năng giải quyết vấn đề (liên quan đến IQ) và khả năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, chế ngự cảm xúc (liên quan đến EQ).
Rõ ràng, khi có chỉ số IQ cao, trẻ sẽ có khả năng phản biện, tập trung, giải quyết vấn đề tốt. Nhưng nếu trẻ không có chỉ số EQ cao sẽ dẫn đến tình trạng trẻ khó hòa đồng, không hợp tác được với bạn bè và mọi người xung quanh, dễ cảm thấy lo lắng, thiếu tự tin khi gặp những môi trường lạ hoặc thử thách mới mẻ.
Vì những lí do này nên các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lí, giáo dục cho rằng, việc cân bằng chỉ số IQ và EQ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và sớm gặt hái được thành công trong tương lai. Nhà tâm lí học nổi tiếng Daniel Goleman chỉ ra trong quyển sách “Emotional Intelligence: Why it Can Matter More Than IQ” rằng có sự tương quan giữa chỉ số IQ, EQ và trẻ em sẽ không thể phát huy hết tiềm năng về trí tuệ của mình nếu không có trạng thái cảm xúc tốt. Như vậy, giúp con cân bằng giữa IQ và EQ là vô cùng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
(Theo IQ và EQ: nền tảng thành công tương lai của trẻ, báo tuoitre.vn)
Text 3:
Người Việt Nam có thể coi là ít tinh thần tôn giáo. Họ coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia. Không phải người Việt Nam không mê tín, họ tin có linh hồn, ma quỷ, thần Phật. Nhiều người thực hành cầu cúng. Nhưng về tương lai, họ lo cho con cháu hơn là linh hồn của mình. Tuy là coi trọng hiện thế nhưng cũng không bám lấy hiện thế, không quá sợ hãi cái chết (sống gửi thác về). Trong cuộc sống, ý thức về cá nhân và sở hữu không phát triển cao. Của cải vẫn được quan niệm là của chung, giàu sang chỉ là tạm thời, tham lam giành giật cho nhiều cũng không giữ mãi mà hưởng được. Người ta mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp để làm ăn cho no đủ, sống thanh nhàn, thong thả, có đông con nhiều cháu, ước mong về hạnh phúc nói chung là thiết thực, yên phận thủ thường, không mong gì cao xa, khác thường, hơn người.
(Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
Text 4:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa”... mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Text 5:
Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên, mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công…Chung quy lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.
Nhưng nếu suy ngẫm kĩ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra, câu hỏi quan trọng không phải là “Thành công là gì?” mà là “Thành công để làm gì?”. Tại sao chúng ta lại khao khát thành công? Suy cho cùng, điều chúng ta muốn không phải bản thân ta thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công đem lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện.
Quan niệm cho rằng thành công sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng.
Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược lại. Đó chính là “bí quyết” để bạn có một cuộc sống thực sự thành công.
(Theo Lê Minh, http://songhanhphuc.net)
Text 6:
Cho mạch điện như Hình vẽ. Cho biết các giá trị điện trở: , . Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch .
Text 7:
Ethylene là một hormone thực vật có trong cao su. Nó đóng vai trò phát triển bộ rễ, tham gia vào sự vận hành tuyến mủ. Nó kích thích quá trình tạo mủ và làm cho mủ chậm đông, giúp cho mủ chảy dai hơn. Dựa vào đặc điểm này, những nhà công nghệ nông nghiệp đã ứng dụng rộng rãi hơn, khám phá bí quyết bổ sung thêm ethylene vào thân cây. Để thực hiện phương pháp kích thích tạo mủ này, người ta sử dụng bộ áp khí đưa khí ethylene trực tiếp vào cây. Sử dụng loại bơm định lượng để điều chỉnh lượng khí ethylene 99,95% bơm vào cây theo yêu cầu tùy chỉnh để kiểm soát được lượng mủ chảy ra và không phá cây. Đây là phương pháp cho kết quả tốt nhất trong tất cả các phương pháp lấy mủ từ trước đến nay, kể cả cạo mủ truyền thống.
Text 8:
Gene HBB mã hóa cho chuỗi beta polypeptide của hemoglobin có trong tế bào hồng cầu. Người mắc bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm mang một đột biến trên HBB, đột biến này làm thay đổi amino acid thứ 6 trong chuỗi beta polypeptide. Các nhà khoa học thực hiện một nghiên cứu về ảnh hưởng của allele gây bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm đối với tỉ lệ trẻ em sống sót ở Kenya. Số liệu được thu thập ngẫu nhiên từ các trung tâm y tế kết hợp với phỏng vấn các gia đình có trẻ nhỏ ở nhiều vùng đô thị và nông thôn của Kenya. Kết quả nghiên cứu trên 867 trẻ em được thể hiện trong bảng và đồ thị dưới đây.
|
|
HA là allele không mang bệnh, HS là allele lặn mang bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Người mang kiểu gene dị hợp có cả tế bào hồng cầu bình thường và tế bào hình liềm. Biết rằng sốt rét là một trong những nguyên nhân dẫn đến tử vong hàng đầu ở Kenya, đặc biệt là ở trẻ em.
Text 9:
Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt", Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc. Nhân dân hai miền Nam-Bắc trực tiếp chiến đấu chống Mỹ.
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ" được bắt đầu từ giữa năm 1965, là loại hình chiến tranh xâm luợc thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mỹ, quân đồng minh của Mỹ và quân đội Sài Gòn.
Ở miền Nam: Quân dân miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ.
Trên mặt trận chính trị, với sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang, quần chúng đã phá vỡ thêm nhiều "ấp chiến lược". Ở các thành thị, phong trào phản đối chiến tranh của quần chúng diễn ra rất sôi nổi. Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ngày càng được nâng cao.
Thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ", quân Mỹ vừa mới vào miền Nam đã cho mở ngay cuộc hành quân "tìm diệt” vào căn cứ của Quân Giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi). Với ý chí “Quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược", quân dân miền Nam đã anh dũng chiến đấu và giành thắng lợi ở Vạn Tường (18-8-1965), mở ra khả năng đánh thắng Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” về quân sự. Tiếp đó, quân dân miền Nam tiếp tục đập tan cuộc phản công của quân Mỹ và đồng minh trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967.
Bước vào đầu năm 1968 (Xuân Mậu Thân), quân dân ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là ở các đô thị. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12-bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 48-49)
Text 10:
NGÀY VIỆT NAM GIA NHẬP LIÊN HỢP QUỐC
"Trong phiên họp ngày 20-9-1977, lúc 18 giờ 30 phút, Chủ tịch khóa họp 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nam Tư Lada Môixốp trịnh trọng nói: "Tôi tuyên bố nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được công nhận là thành viên của Liên hợp quốc".
Cả phòng họp lớn của Đại hội đồng vổ tay nhiệt liệt hoan nghênh Việt Nam, thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc.
Sáng ngày 21-9, tại trụ sở Liên hợp quốc đã trọng thể diễn ra lễ kéo cờ đỏ sao vàng của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong buổi lễ kéo cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc, Tổng thư kí Cuốc Vanhai phát biểu: "Ngày 20-9-1977, ngày mà Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết kết nạp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày có ý nghĩa trọng đại không những đối với nhân Việt Nam mà còn đối với cả Liên hợp quốc. Sau cuộc chiến đấu lâu dài và gian khổ giành độc lập, tự do, nhân dân Việt Nam sē tham gia vào những cố gắng của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hòa bình và công lí trên toàn thế giới". Ông nhấn mạnh: "Liên hợp quốc sē làm hết sức mình để giúp Việt Nam về mọi mặt trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng lại đất nước".
Trong lời phát biểu tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh nói: "Mấy chục năm qua, tuy chưa tham gia Liên hợp quốc, nước Việt Nam, bằng xương máu, đã góp phần xứng đáng vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sē hợp tác chặt chē với các thành viên khác của Liên hợp quốc phấn đấu không mỏi mệt nhằm thực hiện các mục tiêu cao cả đó".
(Nguồn: Nguyễn Quốc Hùng, Liên hợp quốc, NXB. Thông tin lí luận, H., 1992, tr.54-57)
Text 11:
(Nguồn: Atlat Địa lí Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2024)
Text 12:
Music brings many (631) _______ to our lives, especially when we learn something new. Firstly, it makes learning more enjoyable. When we listen to music while studying, it can help us feel relaxed and happy. (632) _______. For example, if you are learning a new language, listening to songs in that language can help you understand and remember words better.
Secondly, music helps us focus. When we listen to calm music, our mind becomes less distracted. We can (633) _______ better on our tasks, whether it’s reading, writing, or solving problems. This is because music has a special way of grabbing our attention and keeping us (634) _______.
Finally, music connects us with other cultures. Through music, we can learn about the traditions, feelings, and stories of people from different parts of the world. It’s like traveling to new places without leaving our home. We can hear different instruments, rhythms, and voices that tell us about the rich diversity of our world.
In summary, music is not just about entertainment. It helps us learn better, stay focused, and (635) _______. It’s a powerful tool that can make our learning journey more exciting and rewarding.
Text 13:
We all experience joy and sorrow in our lives, but have we ever wondered why we need both? Some people might think that joy is the only thing worth pursuing, and that sorrow is something to avoid at all costs. However, this is a shortsighted view.
The quote “We could never learn to be brave and patient, if there were only joy in the world” is attributed to Helen Keller, a remarkable woman who overcame blindness and deafness to become a renowned author, activist and lecturer. She knew firsthand the challenges and hardships that life can bring, but she also appreciated the beauty and meaning that can be found in overcoming them. She believed that joy and sorrow are inseparable, and that they both enrich our lives in different ways.
Joy is the natural response to the good things that happen to us, such as love, friendship, success, achievement, pleasure and satisfaction. Joy gives us a sense of happiness, gratitude, fulfilment and optimism. It motivates us to pursue our goals and dreams, and to share our gifts and talents with others. Joy is essential for our well-being and happiness. However, joy alone is not enough to make us complete. Joy can blind us to the realities and needs of others, and to the opportunities for improvement and change. We are not perfect.
On the other hand, sorrow challenges us to face our problems and difficulties, and to cope with our emotions and feelings. Sorrow is there to make us more resilient. That said, sorrow alone is not enough to make us grow. Sorrow can paralyse us from taking action and moving forward, making us lose sight of our strengths and potentials.
Therefore, we need both joy and sorrow in our lives. Joy and sorrow balance each other out and make us more human.
Text 14:
The 2019–20 Australian bushfire season began with several serious uncontrolled fires in June 2019. Hundreds of fires have been or are still burning, mainly in the southeast of the country.
As of 14 January 2020, fires this season have burnt an estimated 18.6 million hectares, destroyed over 5,900 buildings (including 2,779 homes) and killed at least 34 people. It was estimated on 8 January 2020 that more than one billion animals were killed by bushfires in Australia, while more than 800 million animals perished in New South Wales. Ecologists feared some endangered species were driven to extinction by the fires. The loss of an estimated 8,000 koalas caused concerns. Fire also damaged 500-year-old rock art at Anaiwan in northern New South Wales, with the intense and rapid temperature change of the fires cracking the granite rock. This caused panels of art to fracture and fall off the huge boulders that contain the galleries of art. At the Budj Bim heritage areas in Victoria the Gunditjmara people reported that when they inspected the site after fires moved across it, they found ancient channels and ponds that were newly visible after the fires burned much of the vegetation off the landscape. Air quality has dropped to hazardous levels. The cost of dealing with the bushfires is expected to exceed the 4.4 billion Australia dollar of the 2009 Black Saturday fires, and tourism sector revenues have fallen more than 1 billion Australia dollar. By 7 January 2020, the smoke had moved approximately 11,000 kilometres across the South Pacific Ocean to Chile and Argentina. As of 2 January 2020, NASA estimated that 306 million tonnes of CO2 was emitted. What is more, several firefighters – called firies in Australia – were killed or injured. Many firefighters were volunteers and laid-off fire management staffs asked to go back to work without pay.
As with all disasters and large-scale emergencies, it is most effective to donate money to groups already engaged and coordinating on the ground at the disaster site. They often have the ability to take that monetary donation and double or triple its value through their local partnerships. Do not donate hard goods such as clothing, food and water, medications or other items unless there is a specific request from an organization already working in Australia. Organizations engaged in this disaster are already stretched beyond their capacity and they are unable to effectively receive, sort or distribute donated goods at this time.
Danh sách câu hỏi:
Câu 95:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya.
(Chế Lan Viên, Người đi tìm hình của nước, http://sknc.qdnd.vn)
Chi tiết nào trực tiếp gợi tả những gian khổ, hi sinh của Bác trong hành trình cứu nước?
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê
Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, ngươi có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya.
(Chế Lan Viên, Người đi tìm hình của nước, http://sknc.qdnd.vn)
Chi tiết nào trực tiếp gợi tả những gian khổ, hi sinh của Bác trong hành trình cứu nước?
23 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%