Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 30)
242 lượt thi 150 câu hỏi 150 phút
Text 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
(1) Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
(2) Quân xanh màu lá dữ oai hùm
(3) Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
(4) Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
(5) Rải rác biên cương mồ viễn xứ
(6) Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
(7) Áo bào thay chiếu anh về đất
(8) Sông Mã gầm lên khúc độc hành.
(Tây Tiến – Quang Dũng)
Text 2:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
(1) Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. [...] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với từ chối sự tự do của mình... [...]
(2) Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
(3) Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?
(4) Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
(Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức – Nguyễn An Ninh)
Text 3:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
Pháp luật là cái để ngăn cấm việc riêng tư sai lầm vượt ra ngoài pháp luật. Hình phạt nghiêm là để cho lệnh được thi hành và trừng trị cấp dưới. Cái uy không thể cho mượn. Cái quyền không thể dùng chung với người khác. Nếu uy quyền chung với người khác thì bọn gian tà nhan nhản. Pháp luật không chắc chắn thì nhà vua bị nguy, hình phạt không quyết đoán thì không thắng được kẻ gian.
Cho nên có câu: “Người thợ khéo tuy dùng ý và mắt cũng đúng dây mực, nhưng trước đó phải lấy cái quy cái củ để đo [...]”. Nhờ dây dọi thẳng mà cây cong bị đẽo. Nhờ cái mực nước bằng mà chỗ cao, chỗ nghiêng bị gọt. Nhờ treo cái cân lên mà bớt được cái nặng, thêm được vào cái nhẹ. Nhờ xác lập cái đấu, cái thạch mà bớt được cái nhiều, thêm được cái ít. Cho nên lấy pháp luật trị nước chỉ cốt theo pháp luật mà làm hay ngăn cấm mà thôi.
Pháp luật không hùa theo người sang. Sợi dây dọi không uốn mình theo cây gỗ cong. Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu. Cho nên điều sửa chữa được sự sai lầm của người trên, trị được cái gian của kẻ dưới, trừ được loạn, sửa được điều sai, thống nhất đường lối của dân không gì bằng pháp luật.
(Hàn Phi Tử, tập I, bản dịch của Phan Ngọc,
NXB Văn học, Hà Nội, 1990)
Text 4:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
Những người dân “tứ xứ nhập đô” đã và đang mang đến cho đất Thăng Long xưa một diện mạo khá phức tạp. Bên cạnh lề thói, nền nếp cũ của dân Kinh kì - Kẻ chợ xưa với những nét thâm trầm, tinh tế, thanh lịch, chuộng hình thức. Hà Nội nay còn mang nét sôi nổi, mạnh mẽ, trẻ trung, nhưng vất vả, bề bộn của những người dân tứ xứ xa quê, dân lang thang, dân thực dụng... mới nhập cư Hà Nội, đang cố gắng hết sức và bằng mọi cách xác lập một chỗ đứng của mình ở Thủ đô. Hiện nay, khi Hà Nội vừa được mở rộng như phương án dự kiến thì cơ cấu dân số Hà Nội còn đa dạng và phức tạp hơn nữa. Chẳng hạn, dân số sản xuất nông nghiệp tăng cao, tỉ lệ người mù chữ và không đi học ở Hà Nội cũng tăng cao, cơ sở vật chất ở một số vùng xa xôi của Hà Nội còn thấp kém... mà người thủ đô cần giải quyết để Hà Nội thực sự trở thành thủ đô hiện đại và có văn hóa cao như chúng ta mong ước.
(Nguyễn Thị Bích Hà, Hà Nội con người lịch sử văn hóa,
NXB Đại học Sư phạm, 2013, trang 147 - 148)
Text 5:
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:
Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976-1985), cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế-xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó là do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.
Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học-kĩ thuật trở thành xu thế thế giới ; cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 208).
Danh sách câu hỏi:
48 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%