Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 3)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Top 10 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 3)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 8:
Cho hàm số có đạo hàm trên thoả mãn . Hàm số đã cho nghịch biến trên khoảng nào trong các khoảng dưới đây?
Câu 122:
Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô?
Câu 124:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời không chịu tác động bởi nhân tố nào sau đây?
Câu 150:
My brother never has sugar in coffee or tea but he does sometimes like to add artificial _______.
Câu 170:
He badly suffered cyberbullying himself. He realized the true dangers of social media only then.
Đoạn văn 1
Khoảng 200 năm trước, hai nhà khoa học Pháp là R. Clausius và E. Clapeyron đã thấy rằng áp suất của hơi nước (tính bằng milimét thủy ngân, viết tắt là mmHg) gây ra khi nó chiếm khoảng trống phía trên của mặt nước chứa trong một bình kín (xem hình vẽ bên dưới) được tính theo công thức , trong đó là nhiệt độ (tính theo đơn vị ) của nước, a và k là những hằng số. Cho biết .
Đoạn văn 2
Các loài động vật sống dưới nước có những chiến thuật tự vệ khác nhau. Trong các rặng san hô của vùng biển nhiệt đới, có loài cá có vẻ ngoài như một trái bóng. Bình thường, chúng chỉ to bằng bàn tay con người. Nhưng trong cơ thể chúng có một túi khí nhỏ, khi gặp kẻ thù, trong nháy mắt, túi khí phình to như một trái bóng. Lúc này, thể tích toàn thân của chúng tăng lên gấp 20 lần, đủ để các con cá lớn không nuốt nổi. Còn cá nóc gai có bề ngoài giống với cá nóc thường, chỉ có điều, ngoài da của chúng có rất nhiều gai nhọn. Khi bị tấn công, cá nóc gai nhanh chóng hớp vài ngụm không khí hoặc nước vào bụng, mình chúng phồng to và những chiếc gai nhọn lúc này sẽ dựng đứng lên tua tủa như lông nhím đủ để kẻ thù phải e ngại, lùi bước. Một số loài động vật khác còn học được “phép phân thân”. Điển hình trong số này là loài hải sâm và loài cua. Khi bị tấn công, hải sâm nhanh chóng đẩy toàn bộ phần nội tạng vừa dài vừa dính ra khỏi cơ thể, bản thân chúng thì nhờ vào lực phản hồi để bắn mình ra xa, trốn thoát. Sau khi bị mất cơ quan nội tạng, tính mạng của chúng không hề bị nguy hiểm. Chỉ sau 50 ngày, chúng lại tái sinh cơ quan nội tạng mới. Loài cua cũng vậy, khi gặp nguy hiểm, chúng cũng nhanh chóng tự ngắt càng hoặc chân để đánh lừa con mồi và bảo toàn mạng sống. Những cơ quan này sau đó sẽ lại tái sinh.
(Trần Thuật Bành, Trần Thiện Dư, Bí ẩn sinh tồn ở sinh vật)
Đoạn văn 3
Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình.
Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy!
Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy,
Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành.
(Mình và ta – Chế Lan Viên)
Đoạn văn 4
Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.
Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng - sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn.
Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.
Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!.
(“Để chạm vào hạnh phúc” – Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)
Đoạn văn 5
Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, nhưng cũng phải nghĩ đến mọi người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách li toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, nhưng quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh.
Mỗi người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên. Không phá đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng. Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. Một con voi, con hổ, hay con sâu cái kiến, một loài côn trùng, một loại vi khuẩn, một chủng virus nào đó cũng có vị thế trong vũ trụ của Tạo hóa. Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài không chế, thống trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập hòa bình trong sinh thái cân bằng.
Nhận thức lại về thiên nhiên và giống loài trên trái đất để ứng xử là một điều cần thiết. Hi vọng nhân loại sẽ đi qua đại dịch Covid 19. Sau bão giông, trời lại sáng. Những cánh rừng lại xanh. Ngựa, dê, hổ báo nô đùa với con người. Nắng mới tràn mọi ngõ ngách! Cuộc sống thường nhật an lành sẽ lại về trong hạnh phúc bình dị.
(Loài người có bớt ngạo mạn? – Sương Nguyệt Minh, vietnamnet.vn)
Câu 198:
Theo đoạn trích, đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh là hệ quả của việc làm nào?
Đoạn văn 6
Một chiếc xe bán tải chạy trên đường cao tốc Bắc – Nam hướng đi từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh trong một ngày mùa hè. Xe đi vào sáng sớm với nhiệt độ ngoài trời là 27 °C. Thể tích khí chứa trong mỗi lốp xe là 120 lít và áp suất trong các lốp xe là 240 kPa. Coi gần đúng nhiệt độ của không khí trong lốp xe bằng với nhiệt độ ngoài trời.
Đoạn văn 7
Cumene (isopropylbenzene) là một arene ở thể lỏng trong điều kiện thường, có mùi dễ chịu. Khoảng 95% cumene được sử dụng làm chất trung gian trong sản xuất phenol và acetone. Các ứng dụng khác như trong sản xuất styrene, α-methylstyrene, acetophenone, chất tẩy rửa, … Một lượng nhỏ được sử dụng trong pha chế xăng để làm tăng chỉ số octane.
Đã có bằng chứng rõ rệt về khả năng gây ung thư của cumene đối với chuột. Ở người, cumene thuộc nhóm có thể gây ung thư. Cumene chủ yếu được thải ra từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu hoá thạch từ các phương tiện giao thông, dầu tràn, vận chuyển và phân phối nhiên liệu hoá thạch hoặc bốc hơi từ các trạm xăng.
Bảng sau đây thống kê một số nguồn sản sinh cumene trong đời sống, sinh hoạt, sản xuất.
Nguồn |
Tỉ lệ phát thải |
Ghi chú |
Sản xuất |
0,08 kg/tấn cumene |
Được kiểm soát |
0,27 kg/tấn cumene |
Không được kiểm soát |
|
Xe chạy động cơ xăng |
0,0002 – 0,0009 g/km |
Có bộ chuyển đổi xúc tác |
0,002 g/km |
Không có bộ chuyển đổi xúc tác |
|
Máy photocopy |
140 – 220 μg/h |
Hoạt động liên tục |
Đoạn văn 8
Mỗi gene của sinh vật nhân thực thường có các trình tự điều hòa. Các trình tự này chứa các đoạn nucleotide đặc hiệu có thể liên kết với các protein gọi là các yếu tố phiên mã. Sự liên kết này giúp khởi động quá trình phiên mã. Có hai nhóm yếu tố phiên mã: yếu tố chung và yếu tố đặc hiệu. Các yếu tố phiên mã chung có thể liên kết với các trình tự điều hòa của tất cả các gene, các yếu tố đặc hiệu chỉ liên kết với các trình tự điều hòa đặc hiệu của các gene nhất định. Quá trình phiên mã của một gene chỉ có thể được khởi động khi các yếu tố phiên mã bám vào các trình tự điều hòa, hỗ trợ cho RNA polymerase bám vào vùng P và tiến hành phiên mã. Sự có mặt của các yếu tố phiên mã đặc hiệu là điều kiện đủ để một gene được phiên mã. Bằng cách kiểm soát sự có mặt của các yếu tố phiên mã, tế bào có thể kiểm soát quá trình phiên mã của một gene nào đó.
Khởi đầu phiên mã ở sinh vật nhân thực (Nguồn: Campbell, Reece)
Câu 209:
Quan sát hình và cho biết loại protein nào sau đây không tham gia vào quá trình khởi đầu phiên mã?
Câu 211:
Tế bào muốn điều hòa hoạt động phiên mã của các gene thì tế bào sẽ tác động vào yếu tố nào sau đây?
Đoạn văn 9
“Từ ngày 25/4 đến ngày 26/6/1945, Hội nghị đại biểu của 50 nước đã họp tại Xan Phran-xi-xcô (Mỹ) đề thông qua Hiến chương Liên hợp quốc và thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Hiến chương bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 24/10/1945 và được coi là ngày Liên hợp quốc chính thức thành lập.
Hiến chương Liên hợp quốc quy định mục đích cao nhất của Liên hợp quốc nhằm duy trì hỏa bình, an ninh thế giới bằng cách áp dụng những biện pháp có hiệu lực để đề phòng và thủ tiêu sự đe dọa đối với hòa bình, để trừng trị mọi hành động xâm lược và phá hoại hòa bình. Ngoài ra, Liên hợp quốc còn nhằm thúc đẩy sự phát triển quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc và nguyên tắc dân tộc tự quyết.
Để thực hiện những mục đích trên, Hiến chương quy định Liên hợp quốc sẽ hành động dựa theo những nguyên tắc: Chủ quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết; tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình; chung sống hỏa bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 cường quốc của Hội đồng Bảo an (Liên Xô sau này là Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc); Liên hợp quốc không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ quốc gia nào.”
(Theo Nguyễn Anh Thái, Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr.227)
Đoạn văn 10
“Tháng 7-1953, được sự viện trợ của Mỹ, Pháp đề ra kế hoạch Na-va, với ý đồ trong 18 tháng giành thắng lợi quân sự quyết định để “kết thúc chiến tranh trong danh dự".
Tháng 9-1953, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra kế hoạch tác chiến trong đông-xuân 1953-1954. Phương châm chiến lược là tập trung lực lượng mở các cuộc tiến công lớn vào những hướng quan trọng mà quân Pháp tương đối yếu, buộc địch phải bị động phân tán lực lượng trên những địa bàn xung yếu không thể bỏ. Trong Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954, bộ đội chủ lực mở một loạt chiến dịch tấn công quân Pháp ở Lai Châu, Trung Lào, Thượng Lào, Bắc Tây Nguyên, ... đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng quân Pháp, làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va.
Tháng 11-1953, sau khi phát hiện bộ đội chủ lực của Việt Nam tiến lên Tây Bắc, Na-va quyết định điều quân lên chiếm giữ Điện Biên Phủ, xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.”
(Nguồn: SGK Lịch sử 12-bộ sách Cánh diều, trang 38)
Đoạn văn 11
(Nguồn: Atlat Địa lí Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2024)
Đoạn văn 12
Man is a unique being. He is different from all other creatures because he does not merely take part in the environment. Man reshapes his environment at will to some purposes. He does not have a natural habitat and is able to adapt himself to living in different environments. Among the many ways (631) _______ are the building of cities and roads and the utilization of land for extremely harmful purposes to the environment.
An example of a harmful result of Man’s actions is that of pollution. Through the use of scientific (632) _______ and advanced technology, Man has increased his well-being and life expectancy in the process; however, he has also brought about the growing problem of worldwide pollution. One of the main sources of air pollution is motor vehicles. Fumes emitted from the car exhaust contain many chemicals which are (633) _______ to people, animals, and plants. Industry also (634) _______ significantly to the pollution of the atmosphere. There is no major city in the world today in which we can enjoy clean air.
It is important for us to be environment-conscious and (635) _______ to our environment.
Đoạn văn 13
The world needs to do more to prepare for the impact of a rapidly aging population, the UN has warned - particularly in developing countries. Within 10 years the number of people aged over 60 will pass one billion, a report by the UN Population Fund said. The demographic shift will present huge challenges to countries’ welfare, pension and healthcare systems. The UN agency also said more had to be done to tackle abuse, neglect and violence against older persons.
The number of older people worldwide is growing faster than any other age group. The report, Ageing in the 21st Century: A Celebration and a Challenge, estimates that one in nine people around the world is older than 60. The elderly population is expected to swell by 200 million in the next decade to surpass one billion and reach two billion by 2050. This rising proportion of older people is a consequence of success - improved nutrition, sanitation, healthcare, education and economic well-being are contributing factors, the report says.
But the UN and a charity that also contributed to the report, Help Age International, say the aging population is being widely mismanaged. “In many developing countries with large populations of young people, the challenge is that governments have not put policies and practices in place to support their current older populations or made enough preparations for 2050,” the agencies said in a joint statement.
(Source: www.ieltsbuddy.com)
Đoạn văn 14
In the Name of Beauty
Cosmetics have been used throughout history. The ancient Greeks, the Egyptians, and the Romans all used various kinds of makeup. Some of these cosmetics were used to improve one’s appearance. Others were used to protect their skin. However, in some cases, things used for makeup were dangerous or even deadly!
Skincare treatments including perfumes, lotions, and cosmetic masks were used in ancient Egypt by rich and poor alike. Egyptians also developed some of the earliest sunscreens. They used oils and creams for protection against the sun and dry winds. Egyptians, as well as other ancient cultures, used various powders on their skin for beauty as well. Egyptians used black kohl around their eyes. Romans put white chalk on their faces. And Indians painted red henna on their bodies.
Most of the ancient cosmetics were harmless. However, in the name of beauty, some people applied dangerous chemicals and poisons to their skin. During the Italian Renaissance, women wore white powder made of lead on their faces. Of course, doctors today know lead is like a poison for our bodies. Also, around the time of the Renaissance, women in Italy put drops of belladonna in their eyes. These belladonna drops were made from a plant whose poison affects the nerves in the body. By putting belladonna drops in her eyes, a woman’s pupils would become very large. People thought this made women more beautiful. Actually, this is where the plant’s name comes from. In Italian, belladonna means “beautiful woman.”
When Elizabeth I was queen in the late 1500s, some rather dangerous cosmetics were also being used by women in England. In particular, women were using special hair dye made with lead and sulphur. The dye was designed to give people red hair, the same color as the queen’s hair, but over time, the dye made people’s hair fall out. Finally, women using this dye ended up bald, like the queen, and had to wear wigs.
99 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%