Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 3)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Top 10 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 13)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 19:
Cho số phức z thỏa mãn . Hỏi tập hợp các điểm biểu diễn số phức là đường tròn tâm I có tọa độ là
Câu 91:
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ khác với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở những đặc điểm nào sau đây?
Câu 100:
Trong các trường hợp truyền ánh sáng như hình vẽ, trường hợp nào có hiện tượng phản xạ toàn phần?
Trong các trường hợp truyền ánh sáng như hình vẽ, trường hợp nào có hiện tượng phản xạ toàn phần?
Câu 124:
Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài?
Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài?
Đoạn văn 1
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi đầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người ng
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Đoạn văn 2
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng thành vách, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có chỗ vách đá thành chẹt lòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai, con hổ đã có lần vọt từ bờ này qua bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở một hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà cao thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.
Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.
(Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân)
Đoạn văn 3
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
(1) Tất cả các sinh vật sống đều có những đặc điểm riêng biệt, nhưng mọi thứ ở loài hải sâm đều khác thường. Có thể nói đây là loài động vật kì dị nhất trong số những loài động vật kì dị.
(2) Nơi sống chủ yếu của hải sâm là vùng nước nông, có nhiều cát hoặc trên bề mặt của các bãi bùn. Thức ăn chính của chúng là bùn, tảo, ốc và các chất hữu cơ dưới biển. Một trong những cách chúng bắt mồi là nằm trong làn nước và bắt những loài phù du trôi trong đó bằng các xúc tu. Hải sâm rất phàm ăn, chúng kiếm ăn gần như liên tục cả ngày lẫn đêm nhưng lại có thể sống mà không cần ăn trong thời gian dài. Khác với nhiều loài sinh vật khác ngủ đông, sâm biển thường ngủ hè bởi cơ thể của chúng rất nhạy với sự thay đổi nhiệt độ của nước biển, khả năng chịu nóng kém. Với đặc điểm đó, vào mùa hè, sâm biển thường nằm im dưới đáy biển và hầu như không ăn uống, bơi lội. Chúng sẽ xuất hiện trở lại khi thời tiết chuyển sang thu. Trong khoảng thời gian đó, sự trao đổi chất của chúng diễn ra rất chậm. Vì thế mà các sinh vật phù du có thời gian sinh sôi và phát triển. Nếu không, với sức ăn của chúng, nguồn thức ăn sẽ nhanh chóng cạn kiệt và chúng sẽ bị chết đói.
(3) Hải sâm có nhiều màu sắc khác nhau, từ đen đến nâu đỏ đến màu cát và gần như trắng, có loại còn có xúc tu màu tim sặc sỡ. Tên tiếng Anh của loài này là Sea cucumber, nghĩa là dưa chuột biển do thân hình của loài vật này giống quả dưa chuột. Hình dáng đặc biệt kết hợp với sự mềm dẻo, linh hoạt của cơ thể cho phép chúng dễ dàng len lỏi vào các khe đá, ở đó chúng được an toàn trước những kẻ săn mồi và dòng chảy của đại dương.
(4) Nhắc đến hải sâm chúng ta đều nghĩ chúng là loài động vật khá nhàm chán. Tuy nhiên khi phải đối mặt với sự sống còn thì mọi thứ lại trở nên thú vị. Giống như sao biển và nhím biển, hải sâm là động vật da gai và chúng có thể tự tái tạo bộ phận cơ thể bị mất nếu cần thiết. Hải sâm sẽ tự đào thải và tự tái sinh khi bị dính vào một thứ gì đó hoặc bị vật khác chạm vào; nó cũng sẽ làm như vậy nếu nhiệt độ nước xung quanh quá cao hoặc nguồn nước trở nên quá ô nhiễm. Khi bị đe dọa, những con hải sâm sẽ phun tất cả các cơ quan nội tạng của mình xuống nước, những thứ này chứa một hóa chất độc hại có thể giết chết kẻ thù.
Đoạn văn 4
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
Đại đa số thanh niên thời trước không ai suy nghĩ, trăn trở gì lắm về cuộc đời, vì ai đã có phận nấy.
Phận là cái phận mà cuộc sống, xã hội dành cho mỗi người. Phận làm trai, phận giàu, phận nghèo, phận đàn bà, phận làm tôi,... Con nhà lao động nghèo, nhiều lắm học đến chín, mười tuổi, là đã phải lo làm ăn mong kế nghiệp cha, anh. Con nhà giàu theo học lên cao thì làm quan, kém hơn thì làm thầy. Sinh ra nó ở phận nào, theo phận ấy, chỉ số ít là thoát khỏi.
Trái lại, thanh niên ngày nay tuy cái phận mỗi người vẫn còn, song trước mặt mọi người đều có khả năng mở ra nhiều con đường. Ngày nay sự lựa chọn và cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè đóng vai trò quyết định. Có lựa chọn tất phải có suy nghĩ, trăn trở.
Hết lớp tám, lớp chín, học gì đây? Trung học hay học nghề, hay đi sản xuất? Trai gái gặp nhau bắt đầu ngập ngừng? Yêu ai đây? Yêu như thế nào? Sức khỏe tăng nhanh, kiến thức tích lũy đã khá, sống như thế nào đây? Ba câu hỏi ám ảnh: Tình yêu, nghề nghiệp, lôi sống. Không thể quy cho số phận. Cơ hội cũng chia đều sàn sàn cho mọi người.
Thanh niên ngày xưa bước vào đời như người đi xem phim đã biết trước ngồi ở rạp nào, xem phim gì, ghế số bao nhiêu, cứ thế mà ngồi vào. Ngày nay, chưa biết sẽ xem phim gì, ở rạp nào, ngồi ghế số mấy, cạnh ai. Cho đến khi ổn định được chỗ ngồi trong xã hội, xác định đúng được vai trò và vị trí của mình là phải trải qua cả một thời gian dài.
Thời gian sẽ xây dựng cho mình một niềm tin và đạo lí.
(Thanh niên và số phận – Nguyễn Khắc Viện, Ngữ Văn 11 Nâng cao, tập 2)
Đoạn văn 5
Dựa vào thông tin được cung cấp sau đây để trả lời từ câu hỏi số 109 đến câu số 110:
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia của thực dân Pháp, có sự giúp sức của đế quốc Mĩ.
Thực hiện Hiệp định Giơnevơ, ngày 10 - 10 – 1954, quân ta tiến vào tiếp quản Hà Nội trong không khí tưng bừng của ngày hội giải phóng. Ngày 1 - 1 - 1955, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân Thủ đô. Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng) ngày 16 - 5 - 1955. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng.
Giữa tháng 5 - 1956, Pháp rút quân khỏi miền Nam khi chưa thực hiện cuộc hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc Việt Nam theo điều khoản của Hiệp định Giơnevơ.
Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, Mĩ liền thay thế Pháp, dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương và Đông Nam Á.
(SGK Lịch sử 12, trang 157 - 158)
1 Đánh giá
100%
0%
0%
0%
0%