Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 14)

94 người thi tuần này 4.6 445 lượt thi 150 câu hỏi 150 phút

🔥 Đề thi HOT:

1538 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)

4.4 K lượt thi 235 câu hỏi
1252 người thi tuần này

Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)

9.4 K lượt thi 150 câu hỏi
472 người thi tuần này

ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai

10.5 K lượt thi 50 câu hỏi
243 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)

853 lượt thi 235 câu hỏi
215 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)

1.1 K lượt thi 150 câu hỏi
152 người thi tuần này

Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)

641 lượt thi 236 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 4:

Trong hệ tọa độ \[Oxy,\] cho hai điểm \(A\left( {2\,;\,\,1} \right),B\left( { - 1\,;\,\,7} \right).\) Tọa độ điểm \(M\) thỏa mãn hệ thức \(3\overrightarrow {AM}  + \overrightarrow {AB}  = \vec 0\) là

Xem đáp án

Câu 5:

Cho số phức \(z = a + bi\,\,\left( {a,\,\,b \in \mathbb{R}} \right)\) thỏa mãn \(\left( {1 + i} \right)z + 2\bar z = 3 + 2i.\) Tính \(P = a + b.\)

Xem đáp án

Câu 15:

Cho các số thực dương \(x \ne 1\,,\,\,y \ne 1\) thỏa mãn \({\log _2}x = {\log _y}16\) và tích \(xy = 64.\) Giá trị của biểu thức \({\left( {{{\log }_2}\frac{x}{y}} \right)^2}\) là

Xem đáp án

Câu 17:

Tập hợp tất cả các giá trị thực của tham số \(m\) để hàm số \(y = {x^3} - 3{x^2} + \left( {5 - m} \right)x\) đồng biến trên khoảng \(\left( {2\,;\,\, + \infty } \right)\) là

Xem đáp án

Câu 24:

Cho khối lăng trụ tam giác đều \(ABC.A'B'C'\) có cạnh đáy là \(a\) và khoảng cách từ \(A\) đến mặt phẳng \(\left( {A'BC} \right)\) bằng \(\frac{a}{2}.\) Thể tích khối lăng trụ bằng

Xem đáp án

Câu 26:

Biết \(M\left( {1\,;\,\, - 5} \right)\) là một điểm cực trị của hàm số \(y = f\left( x \right) = a{x^3} + 4{x^2} + bx + 1.\) Giá trị \(f\left( 2 \right)\) bằng

Xem đáp án

Câu 27:

Số nghiệm nguyên của bất phương trình \(\left( {{3^x} + {3^{6 - x}} - 246} \right)\sqrt {5 - \ln \left( {x + 3} \right)}  \ge 0\) là

Xem đáp án

Câu 32:

Cho tứ diện \[ABCD\] có \(AB = 1\,;\,\,AC = 2\,;\,\,AD = 3\) và \(\widehat {BAC} = \widehat {CAD} = \widehat {DAB} = 60^\circ .\) Thể tích \(V\) của khối tứ diện \[ABCD\] là

Xem đáp án

Câu 56:

Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với những tác phẩm còn lại?

Xem đáp án

Câu 58:

Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại. 

Xem đáp án

Câu 60:

Chọn một tác giả KHÔNG cùng nhóm với các tác giả còn lại. 

Xem đáp án

Câu 64:

Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Cùng với _________, văn học trung đại góp phần làm nên diện mạo hoàn chỉnh và đa dạng của văn học dân tộc ngay từ buổi đầu, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của văn học ở những thời kì sau.

Xem đáp án

Câu 71:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

(Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài)

Hình ảnh “giọt nước mắt” trong đoạn trích trên có tác dụng gì?

Xem đáp án

Câu 72:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

                                           (Trích Việt Bắc Tố Hữu)

Trong đoạn thơ trên, tại sao nhà thơ Tố Hữu lại sắp xếp vị trí các mùa là đông - xuân - hạ - thu mà không phải theo trình tự các mùa trong năm xuân - hạ - thu - đông?

Xem đáp án

Câu 75:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Sau Tết Nguyên đán một tháng là thời gian thích nhất ở rừng. Cây cối đều nhú lộc non. Rừng xanh ngắt và ẩm ướt. Thiên nhiên vừa trang trọng, vừa tình cảm. Điều ấy một phần là do mưa xuân.

Khoảng thời gian này mà đi trong rừng, chân dẫm lên lớp lá ải mục, hít thở không khí trong lọc, thỉnh thoảng lại được thót mình bởi một giọt nước trên cây rỏ xuống vai trần thì thật tuyệt thú. Tất cả những trò nhố nhăng đê tiện vấp phải hàng ngày hoàn toàn có thể rũ sạch bởi một cú nhảy của con sóc nhỏ trên cành dâu da.

Chính dịp đó ông Diểu đi săn.

Ý nghĩ đi săn nảy sinh khi thằng con học ở nước ngoài gửi về biếu ông khẩu súng hai nòng. Khẩu súng tuyệt vời, nhẹ bỗng, hệt như một thứ đồ chơi, thật nằm mơ cũng không thấy được. ở tuổi sáu mươi, với khẩu súng mới, đi săn trong rừng vào một ngày xuân kể cũng đáng sống.

Ông Diểu nai nịt, mặc quần áo ấm, đội mũ lông và dận đôi giày cao cố. Để cho cẩn thận, ông còn mang theo cả nắm xôi nếp. Ông đi men theo suối cạn, cứ thế ngược lên mó nước đầu nguồn. Cách mó nước một dặm là vương quốc của hang động đá vôi.

(Muối của rừng – Nguyễn Huy Thiệp)

Đoạn trích được kể bởi ngôi thứ mấy?

Xem đáp án

Câu 76:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Người làng Thành Trung có nghề trồng rau thơm. Ở đây có một huyền thoại kể rằng, vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi.

Ai đã đặt tên cho dòng sông? Có lẽ huyền thoại trên đã giải đáp câu hỏi ấy chăng?

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Đoạn trích trên có gì độc đáo?

Xem đáp án

Câu 77:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Thân em như con hạc đầu đình

Muốn bay không cất nổi mình mà bay.

                                                                                (Ca dao)

Nhận định nào sau đây không đúng với bài ca dao trên?

Xem đáp án

Câu 78:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

(Khi Hồn Trương Ba ngẩng lên thì đã thấy cái Gái đứng trước mặt với cái nhìn lặng lẽ, soi mói.)

Hồn Trương Ba: (như cu cứu) Gái, cháu...

Cái Gái: (lùi lại) Tôi không phải là cháu của ông!

Hồn Trương Ba: (nhẫn nhục) Gái, rồi lớn lên cháu sẽ hiểu... ông đúng là ông nội cháu...

Cái Gái: Ông nội tôi chết rồi. Nếu ông nội tôi hiện về được, hồn ông nội tôi sẽ bóp cổ ông! Ông dám nhận là ông nội, dám đụng vào cây cối trong vườn của ông nội tôi.

Hồn Trương Ba: Dù sao... Cháu... Sáng nào ông cũng ra cuốc xới chăm chút cây cối ngoài vườn, cháu không thấy sao: Chỉ có ông nội cháu mới biết quý cây như thế...

Cái Gái: Quý cây! Hừ, tôi phải rình lúc này, cả nhà đi vắng hết để đến nói với ông: Từ nay ông không được động vào cây cối trong vườn ông tôi nữa! Ông mà quý cây à? Sáng qua, tôi để ý lúc ông chiết cây cam, bàn tay giết lợn của ông làm gãy tiệt cái chồi non, chân ông to bè như cái xẻng, giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm! Ông nội đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy!

Hồn Trương Ba: Ông không đè... Đấy là... tại...

Cái Gái: Còn cái diều của cu Tị nữa, chiều hôm kia nó mang diều sang đây chơi, ông cầm lấy đòi chữa cho nó, thế là ông làm gãy cả nan, rách cả giấy, hỏng mất cái diều đẹp mà cu Tị rất quý! Lúc nãy, trong cơn sốt mê man, cu Tị cứ khóc bắt đền cái diều, nó tiếc...

Hồn Trương Ba: Thế ư? Khổ quá...

Cái Gái: Đừng vờ! Chính ông làm cu Tị thêm khổ thì có! Cu Tị nó cũng rất ghét ông! Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi! (vừa khóc vừa chạy vụt đi)

(Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ)

Theo đoạn trích trên, tại sao cái Gái lại phản đối quyết liệt người ông đang sống trong xác anh hàng thịt?

Xem đáp án

Câu 81:

PHẦN 3: KHOA HỌC

Lĩnh vực: Khoa học tự nhiên và xã hội (50 câu – 60 phút)

Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1897-1914) ở Việt Nam được tiến hành trong bối cảnh lịch sử nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 82:

Ngay từ khi thành lập (1925), Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã xác định đi theo khuynh hướng chính trị nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 83:

Theo kịch bản của kế hoạch Nava, từ thu-đông 1954 thực dân Pháp sē tiến công chiến lược ở Bắc Bộ (Việt Nam) nhằm giành thắng lợi quyết định về

Xem đáp án

Câu 84:

Về đặc điểm, cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX) được diễn ra theo trình tự nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 85:

Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng, vì đã 

Xem đáp án

Câu 86:

Nội dung nào sau đây không phải là xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt? 

Xem đáp án

Câu 87:

Nội dung sau đây phản ánh không đúng nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái (đầu năm 1930) ở Việt Nam? 
 

Xem đáp án

Câu 88:

Ở các nước phát triển, lao động chủ yếu tập trung vào ngành nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 89:

Loại rừng chiếm diện tích chủ yếu ở Liên bang Nga là 

Xem đáp án

Câu 90:

Nhận xét nào sau đây không đúng với sự thay đổi nhiệt độ theo Bắc-Nam ở nước ta? 

Xem đáp án

Câu 91:

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho vùng lãnh thố phía Bắc là đới rừng 
 

Xem đáp án

Câu 94:

Năng suất lúa cả năm của nước ta có xu hướng tăng chủ yếu do 

Xem đáp án

Câu 95:

Sự thiếu ổn định về sản lượng điện của các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu là do 

Xem đáp án

Câu 96:

Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, khu vực Tây Bắc có thể mạnh nổi bật hơn Đông Bắc về 

Xem đáp án

Câu 97:

Phương hướng chủ yếu hiện nay để giải quyết vấn đề lũ ở đồng bằng sông Cửu Long đó là: 

Xem đáp án

Câu 98:

Hai hạt nhân \(_1^3H\) và \(_2^3He\) có cùng 

Xem đáp án

Câu 106:

Mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện \(C = \frac{1}{{7200\pi }}F\), hiệu điện thế xoay chiều ổn định đặt vào hai đầu mạch là \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t + \frac{\pi }{4}} \right)V.\) Tại thời điểm \({t_1},\) ta có \({u_1} = 60\sqrt 2 V\)\({i_1} = \frac{{\sqrt 2 }}{2}A,\) tại thời điểm \({t_2},\) ta có \({u_2} = - 60\sqrt 3 V\)\({i_2} = - 0,5A.\) Biểu thức của điện áp u là

Xem đáp án

Câu 108:

Cho phản ứng hóa học: \({\rm{NaOH}} + {\rm{HCl}} \to {\rm{NaCl}} + {{\rm{H}}_2}{\rm{O}}\). Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion thu gọn với phản ứng trên?

Xem đáp án

Câu 109:

Nitrogen phản ứng được với nhóm các đơn chất nào dưới đây tạo ra hợp chất khí? 

Xem đáp án

Câu 118:

Trong hệ dẫn truyền tim, bộ phận có khả năng tự phát xung điện theo chu kì là 

Xem đáp án

Câu 119:

Điểm đặc biệt của trinh sinh ở động vật là: 
 

Xem đáp án

Câu 121:

Axit nuclêic có thể có dạng mạch kép (tx) hoặc dạng mạch đơn (xx). Bảng dưới đây cho thấy thành phần các bazơ nitơ (nuclêôtit) của bốn mẫu nuclêôtit khác nhau. Bốn mẫu nuclêôtit này có thể thuộc trường hợp nào sau đây?

Mẫu

Tỉ lệ % các loại bazơ nitơ

A

T

G

X

U

1

40

40

10

10

0

2

10

40

40

10

0

3

40

0

40

10

10

4

40

0

20

10

30

Xem đáp án

Câu 122:

Hai loại enzim được sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen là

Xem đáp án

Câu 123:

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen là XaXa?

     

Xem đáp án

Câu 124:

Xét một bệnh do đột biến gen lặn nằm trên NST thường quy định. Đặc điểm di truyền của bệnh này là 

Xem đáp án

Câu 125:

Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, gen đột biến gây hại nào dưới đây thường bị loại bỏ khỏi quần thể giao phối một cách nhanh nhất? 

Xem đáp án

Đoạn văn 1

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai...Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm... chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra...Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên...Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ...

(Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)

Câu 129:

Câu văn in đậm trong đoạn trích trên sử dụng biện pháp tu từ nào? 

Xem đáp án

Câu 130:

Tại sao đối với Việt “tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ”? 

Xem đáp án

Câu 131:

Nội dung chính của đoạn trích là gì? 

Xem đáp án

Câu 132:

Đoạn trích thể hiện tài năng nổi bật của nhà văn Nguyễn Thi ở phương diện nào? 

Xem đáp án

Đoạn văn 2

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa, một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Ở nghĩa rộng, đó là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân, của cộng đồng xã hội và của các nhà quản lí và cơ quan quản lí nhà nước. Như vậy, văn hoá đọc ở nghĩa rộng là sự hợp thành của ba yếu tố, hay chính xác hơn là ba lớp như ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau. Còn ở nghĩa hẹp, đó là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này cũng gồm ba thành phần: thói quen đọc, sở thích đọc và kĩ năng đọc. Ba thành phần này cũng là ba vòng tròn không đồng tâm, ba vòng tròn giao nhau.

Muốn phát triển nền văn hoá đọc phải phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của các nhà quản lí và cơ quan quản lí nhà nước, của cộng đồng xã hội và của mỗi cá nhân trong xã hội. Nhưng trọng tâm và là mục đích cuối cùng của phát triển văn hoá đọc chính là phát triển ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi thành viên trong xã hội. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kĩ năng đọc lành mạnh của họ. Đó chính là nền tảng của một xã hội học tập, của việc học suốt đời, một yêu cầu cũng là một thách thức của xã hội hiện đại.

Để hiểu sâu hơn về văn hoá đọc, chúng ta sẽ đi sâu vào từng nghĩa rộng và hẹp của khái niệm. Văn hoá đọc ở nghĩa rộng là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lí và cơ quan quản lí nhà nước, ứng xử đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử đọc của mỗi cá nhân trong xã hội.

Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các nhà quản lí và cơ quan quản lí nhà nước là chính sách, đường lối và ứng xử hàng ngày nhằm phát triển nền văn hoá đọc. Các hoạt động này đều nhằm tạo ra hành lang pháp lí phát triển tài liệu đọc có giá trị và lành mạnh cho mọi người đọc khác nhau và sự thuận tiện của tài liệu đọc đến với người đọc (thông qua các loại cửa hàng sách và các loại hình thư viện, phòng đọc sách). Nghĩa là người đọc, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt nơi cư trú đều dễ dàng tiếp cận đến những tài liệu đọc giá trị họ mong muốn, để họ có cơ hội cải thiện chính cuộc sống của họ.

(Văn hóa đọc và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam – Thư viện Quốc gia Việt Nam)

Câu 133:

Đoạn trích trên có sự kết hợp giữa hai phương thức biểu đạt nào? 

Xem đáp án

Câu 134:

Trong đoạn trích trên, đối tượng nào không được nhắc đến như là mục tiêu của việc phát triển văn hóa đọc? 

Xem đáp án

Câu 135:

Theo văn bản, văn hoá đọc không phải là gì? 

Xem đáp án

Câu 137:

Nội dung chính của đoạn trích là gì? 

Xem đáp án

Đoạn văn 3

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

Trước ngày 9 tháng 3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa. Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

Tuy vậy, đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày 9 tháng 3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

(Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)

Câu 138:

Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Xem đáp án

Câu 139:

Từ “liên minh” trong đoạn trích có thể được thay thế bằng từ nào? 

Xem đáp án

Câu 140:

Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào?

Xem đáp án

Câu 141:

Tác giả khẳng định: “Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.” nhằm mục đích gì? 

Xem đáp án

Câu 142:

Chủ đề của đoạn trích là gì?

Xem đáp án

Đoạn văn 4

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

…Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

 (Trích Việt Bắc – Tố Hữu)

Câu 143:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: 

Xem đáp án

Câu 144:

Đoạn thơ trên thể hiện tâm tư tình cảm gì của tác giả? 

Xem đáp án

Câu 145:

Nêu ý nghĩa nghệ thuật các từ “chia, sẻ, cùng” trong đoạn thơ? 

Xem đáp án

Câu 146:

Hình ảnh bà mẹ Việt Bắc hiện ra như thế nào? 

Xem đáp án

Câu 147:

Phép điệp cấu trúc “Nhớ sao…” đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào? 

Xem đáp án

Đoạn văn 5

Dựa vào các thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 108 đến câu 110:

"Ngày 30-3-1972, quân ta mở cuộc Tiến công chiến lược đánh vào Quảng Trị, lấy Quảng Trị làm hướng tiến công chủ yếu, rồi phát triển rộng khắp chiến trường miền Nam.

Đến cuối tháng 6-1972, quân ta đã chọc thủng Ba phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 20 vạn quân Sài Gòn, giải phóng những vùng đất đai rộng lớn và đông dân.

Sau đòn mở đầu bất ngờ của quân ta, quân đội Sài Gòn có sự yểm trợ của Mĩ đã phản công, gây cho ta nhiều thiệt hại. Đế quốc Mĩ tiến hành trở lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc.

Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 đã giáng đòn nặng nề vào chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh", Buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hoá" trở lại chiến tranh xâm lược (tức thừa nhận sự thất bại của chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh")".

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, trang 183).

Câu 148:

Ba phòng tuyến mạnh nhất của quân đội Sài Gòn bị Quân Giải phóng miền Nam chọc thủng trong cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là 

Xem đáp án

Câu 149:

Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam thắng lợi Buộc Mĩ phải 

Xem đáp án

Câu 150:

Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945-1975) chứng tỏ kết quả đấu tranh ngoại giao 

Xem đáp án

4.6

89 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%