Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 5)

302 lượt thi 150 câu hỏi 150 phút

Text 1:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.

Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen; đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.

(Hai đứa trẻ – Thạch Lam)

Text 2:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

Cơ quan cảm giác của động vật và của con người bao gồm 5 loại: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác. Chúng là cửa sổ cảm nhận sự vật hiện tượng thế giới bên ngoài của động vật và con người. Loài cá cũng có một cơ quan cảm giác đặc biệt. Đó là: trắc tuyến (tuyến gồm nhiều chấm nhỏ ở hai bên cơ thể cá, chứa các tế bào cảm giác nhận biết phương hướng và áp lực của dòng nước).

Nếu bạn chú ý quan sát con cá sẽ phát hiện một lớp vẩy ở giữa 2 mặt bên, mỗi bên có một tuyến được tạo thành bởi nhiều lỗ nhỏ đó là trắc tuyến, chỉ có điều là số lượng trắc tuyến và sự phân bố của chúng khác nhau.

Thực ra, trắc tuyến của loài cá là một cái ống nhỏ bé, ẩn trong lớp da theo sự giãn cách nhất định, thông qua lớp vẩy để thông ra bên ngoài, nhìn nó trông giống như hư tuyến. Trắc tuyến tự liên kết với thần kinh, mỗi khi có dòng nước chảy với cường độ lớn qua thân thể của con cá, dòng nước đó sẽ làm cho trắc tuyến của con cá sản sinh ra các hooc-môn tương ứng. Từ đó tạo ra phản ứng chạy trốn, né tránh. Các loài cá đã dựa vào trắc tuyến để xác định phương hướng, cảm nhận dòng nước.

Dựa trên trắc tuyến cá có thể cảm nhận được mối nguy hiểm của dòng nước, từ đó chúng kịp thời thay đổi phương hướng, vượt qua một cách an toàn. Ngoài ra chúng còn có thể cảm nhận được sự bơi nhảy của những sinh vật nổi trên mặt nước như những con tôm, cá nhỏ. Từ đó có thể bắt chúng một cách chính xác. Khi loài cá bơi lội thành từng đàn, chúng có thể thông qua trắc tuyến để duy trì sự liên lạc với đồng loại tránh bị thất lạc hoặc mất phương hướng. Trong cuộc sống của những loài cá có thị giác không phát triển thậm chí hoàn toàn không có thị giác, vai trò của trắc tuyến càng có ý nghĩa rất quan trọng đối với chúng. Cá không thể nào nhìn được tất cả những sự vật xung quanh chúng, chúng hoàn toàn dựa vào sự nhận biết của trắc tuyến. Nếu không có trắc tuyến các loài cá sẽ không có cách nào để duy trì cuộc sống của chúng ở biển khơi mênh mông hoặc trong các ao, hồ, sông, suối.

(Phương Hiếu, Bí mật về thế giới động vật, NXB Lao động, 2015, tr.64)

Text 3:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm.... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kĩ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người, thừa nhận và yêu mến hơn.

(Xây dựng bản lĩnh cá nhân – Tuoitre.vn)

Text 4:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó...

(Trích đoạn trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Text 5:

Dựa vào các thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 108 đến câu 110:

"Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch tiến quân ra Bắc nhẳm thôn tính cả nước ta Để thực hiện ý đồ trên, thực dân Pháp điều đình với Chính phủ Trung Hoa dân quốc và kí Hiệp ước Hoa Pháp (28-2-1946). Theo đó, Trung Hoa Dân Quốc được Pháp trả lại các tế giới, nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc và được chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng vào Vân Nam không phải đóng thuế. Đổi lại, Pháp được đưa quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.

Hiệp ước Hoa-Pháp đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường: hoặc   cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc; hoặc   hoà hoãn, nhân nhượng Pháp đế tránh tình trạng phải đối phó cùng một lúc  với nhiều kẻ thù. Ngày 3-3-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh chủ trì, đã chọn giải pháp hoà để tiến".

Chiều 6-3-1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kí với G. Xanhtơni-đại diện Chính phủ Pháp-bản Hiệp định Sơ bộ.

Nội dung cơ bản của Hiệp định là:

- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên Bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15000 quân Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số quân này sē đóng tại những địa điểm quy định và rút dần trong thời hạn 5 năm.

- Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở phía Nam và giữ nguyên quân đội của mình tại vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi đi đến cuộc đàm phán chính thức bàn các vấn đề về ngoại giao của Việt Nam, chế độ tương lai của Đông Dương, quyền lợi kinh tế và văn hoá của người Pháp ở Việt Nam. Kí Hiệp định Sơ bộ hoà hoãn với Pháp, ta đã tránh được cuộc chiến đấu bất lợi ý phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc, đây được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta, có thêm thời gian hoà bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau.

Do ta đấu tranh kiên quyết, cuộc đàm phán chính thức giữa hai Chính phủ Việt Nam và Pháp được tổ chức tại Phôngtennoblo (Pháp) từ ngày 6-7-1946. Cuộc đàm phán thất bại vì phía Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập và thống nhất của nước ta Trong lúc  đó, tại Đông Dương, quân Pháp tăng cường những hoạt động khiêu khích. Quan hệ Việt Pháp ngày càng căng thẳng, có nguy cơ nổ ra chiến tranh.

Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh, bấy giờ đang ở thăm nước Pháp với tư cách là thương khách của Chính phủ Pháp, đã kí với Mutế-đại diện của Chính phủ Pháp-bản Tạm ước ngày 14-9-1946, tiếp tục  nhân nhượng Pháp một số quyền lợi về kinh tế-văn hoá ở Việt Nam. Bản Tạm ước đã tạo điều kiện cho ta kéo dài thời gian hoà hoãn để xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị Bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp không thể tránh khỏi".

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, trang 128-129).

Danh sách câu hỏi:

Câu 2:

Cho khối chóp \[S.ABCD\] có đáy \[ABCD\] là hình vuông cạnh \[a.\] Hai mặt phẳng \(\left( {SAB} \right)\) và \(\left( {SAD} \right)\) cùng vuông góc với đáy, biết \(SC = a\sqrt 3 .\) Thể tích khối chóp \[S.ABCD\] là

Xem đáp án

Câu 4:

Trong không gian với hệ tọa độ \[Oxyz,\] cho hình hộp \(ABCD.A'B'C'D'\) biết rằng \[A\left( { - 3\,;\,\,0\,;\,\,0} \right),\]\(B\left( {0\,;\,\,2\,;\,\,0} \right),\,\,D\left( {0\,;\,\,0\,;\,\,1} \right),\,\,A'\left( {1\,;\,\,2\,;\,\,3} \right).\) Tọa độ điểm \(C'\) là

Xem đáp án

Câu 14:

Miền nghiệm của hệ bất phương trình \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{ - x + 3y < 0}\\{2x + y + 4 > 0}\\{x > 0}\end{array}} \right.\) là miền chứa điểm nào trong các điểm sau?

Xem đáp án

Câu 15:

Trong hệ trục tọa độ \[Oxyz,\] cho các điểm \(M\left( {1\,;\,\, - 1\,;\,1} \right),\,\,N\left( {2\,;\,0\,;\, - 1} \right),\,\,P\left( { - 1\,;\,2\,;\,1} \right).\) Xét điểm \[Q\] sao cho tứ giác \[MNPQ\] là một hình bình hành. Tọa độ \(Q\) là

Xem đáp án

Câu 17:

Một đoàn xe chở 290 tấn xi măng cho một công trình xây đập thủy điện. Đoàn xe có 57 chiếc gồm 3 loại: loại chở 3 tấn, xe chở 5 tấn và xe chở \[7,5\] tấn. Nếu dùng tất cả xe loại \[7,5\] tấn chở ba chuyến thì được số xi măng bằng tổng số xi măng do loại xe 5 tấn chở ba chuyến và loại xe 3 tấn chở hai chuyển. Hỏi số xe mỗi loại?

Xem đáp án

Câu 25:

Cho hình lập phương \(ABCD.A'B'C'D'\) cạnh \[a.\] Gọi \[I,\,\,J\] lần lượt là trung điếm của \[BC\] và \[AD.\] Khoảng cách \(d\) giữa hai mặt phẳng \(\left( {AIA'} \right)\) và \(\left( {CJC'} \right)\) là

Xem đáp án

Câu 29:

Cho khối tứ diện \[ABCD\] có cạnh \[AC,\,\,BD\] thỏa mãn \(A{C^2} + B{D^2} = 16\) và các cạnh còn lại đều bằng 6. Thể tích khối tứ diện \[ABCD\] đạt giá trị lớn nhất bằng

Xem đáp án

Câu 51:

Text 1

PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH
Lĩnh vực: Ngữ văn (50 câu – 60 phút)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 52:

Text 1

Đoạn trích trên miêu tả thời gian nào trong ngày? 

Xem đáp án

Câu 53:

Text 1

Khung cảnh phố huyện trong đoạn trích trên như thế nào? 

Xem đáp án

Câu 54:

Text 1

Cụm từ “đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần” trong đoạn trích trên diễn tả điều gì? 

Xem đáp án

Câu 55:

Text 1

Đoạn trích thể hiện tài năng viết truyện ngắn của Thạch Lam ở phương diện nổi bật nào?

Xem đáp án

Câu 56:

Text 2

Ý nào sau đây KHÔNG được nói đến trong đoạn trích? 

Xem đáp án

Câu 57:

Text 2

Theo đoạn trích, ý nào sau đây KHÔNG phải lợi ích của trắc tuyến đối với cá?

Xem đáp án

Câu 58:

Text 2

Từ “Từ đó” (gạch chân, in đậm) trong đoạn trích được dùng để chỉ điều gì? 

Xem đáp án

Câu 59:

Text 2

Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. 

Xem đáp án

Câu 60:

Text 2

Từ “chúng” (gạch chân, in đậm) trong đoạn trích nói về điều gì?

Xem đáp án

Câu 61:

Text 3

Theo đoạn trích, “bản lĩnh đúng nghĩa” có được khi nào?.

Xem đáp án

Câu 62:

Text 3

Từ “tài sản” (được in đậm, gạch chân) trong đoạn trích trên có thể hiểu là gì?

Xem đáp án

Câu 63:

Text 3

Nội dung nào dưới đây KHÔNG được đề cập đến trong đoạn trích? 

Xem đáp án

Câu 65:

Text 3

Chủ đề chính của đoạn trích trên là gì?

Xem đáp án

Câu 66:

Text 4

Nội dung chính của đoạn thơ là: 

Xem đáp án

Câu 68:

Text 4

Với câu thơ “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”, Nguyễn Khoa Điềm chủ yếu muốn thể hiện điều gì? 

Xem đáp án

Câu 69:

Text 4

Câu thơ nào dưới đây có sử dụng thành ngữ?

Xem đáp án

Câu 80:

Tác phẩm nào sau đây KHÔNG thuộc về khuynh hướng văn học hiện thực? 

Xem đáp án

Câu 102:

Cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 của quân dân Việt Nam nhằm

Xem đáp án

Câu 103:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những giai cấp, tầng lớp mới nào vừa ra đời đã bổ sung thêm lực lượng cho phong trào yêu nước dân tộc dân chủ ở Việt Nam? 

Xem đáp án

Câu 105:

Nhiệm vụ "đánh cho Mĩ cút" của nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành với sự kiện nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 106:

Sự kiện nào đã đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam? 

Xem đáp án

Câu 107:

Nội dung nào không được nêu trong Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7/1936? 

Xem đáp án

Câu 108:

Ngày 6-3-1946, đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện Chính phủ Pháp văn bản ngoại giao nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 109:

Nội dung nào không phản ánh đúng nội dung Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)?

Xem đáp án

Câu 110:

Từ việc kí kết hiệp định Sơ bộ (1946), Giơnevơ (1954) về Đông Dương và Pari (1973) về Việt Nam, Việt Nam có được bài học kinh nghiệm nào trong hoạt động ngoại giao hiện nay? 

Xem đáp án

Câu 111:

Hoa Kỳ là quốc gia nằm ở 

Xem đáp án

Câu 112:

Trong thị trường chung châu Âu được tự do lưu thông về 

Xem đáp án

Câu 113:

Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bão là 

Xem đáp án

Câu 114:

Khí hậu và thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc có sự khác nhau chủ yếu là do

Xem đáp án

Câu 116:

Cho biểu đồ:

Media VietJack

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2020

(Nguồn: gso.gov.vn)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 117:

Cảng nước sâu Dung Quất ở Quảng Ngãi gắn liền với

Xem đáp án

Câu 119:

Vùng thường xảy ra lũ quét là 

Xem đáp án

Câu 120:

Ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là 

Xem đáp án

Câu 121:

Để có thể tạo ra sự phóng tia lửa điện giữa hai điện cực đặt trong không khí ở điều kiện thường thì      
Để có thể tạo ra sự phóng tia lửa điện giữa hai điện cực đặt trong không khí ở điều kiện thường thì       (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 124:

Thuyết lượng tử ánh sáng không được dùng để giải thích 

Xem đáp án

Câu 134:

Hỗn hợp \({\rm{M}}\) gồm hai amino acid \({\rm{X}}\) và \({\rm{Y}}\) đều chứa một nhóm \({\rm{COOH}}\) và một nhóm \({\rm{N}}{{\rm{H}}_2}\) (tỉ lệ mol 3:2). Cho 17,24 gam M tác dụng hết với 110 ml dung dịch \({\rm{HCl}}\,\,2{\rm{M}}\) thu được dung dịch Z. Để tác dụng hết với các chất trong Z cần \(140\,{\rm{ml}}\) dung dịch \({\rm{KOH}}\,\,3{\rm{M}}.\) Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là
Hỗn hợp  gồm hai amino acid đều chứa một nhóm  và một nhóm  (tỉ lệ mol 3:2). Cho 17,24 gam M tác dụng hết với 110 ml dung dịch  (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 135:

Thực hiện thí nghiệm chưng cất ethanol từ dung dịch ethanol - nước.

Chuẩn bị: Rượu được nấu thủ công (thành phần chủ yếu gồm ethanol và nước); bình cầu có nhánh 250 mL, nhiệt kế, ống sinh hàn nước, ống nối, ống đong 50 mL, bình tam giác 100 mL, đá bọt, nguồn nhiệt (bếp điện, đèn cồn).

Tiến hành:

- Cho 60 mL rượu được nấu thủ công vào bình cầu có nhánh, thêm vài viên đá bọt.

Chú ý: chất lỏng trong bình không vượt quá \(\frac{2}{3}\) thể tích bình.

- Lắp dụng cụ như Hình bên dưới.

Thực hiện thí nghiệm chưng cất ethanol từ dung dịch ethanol - nước.  Chuẩn bị: Rượu được nấu thủ công (thành phần chủ yếu gồm ethanol và nước); bình cầu có nhánh 250 mL, nhiệt kế, ống sinh hàn nước, ống nối, ống đong 50 mL, bình tam giác 100 mL, đá bọt, nguồn nhiệt (bếp điện, đèn cồn). (ảnh 1)

- Đun nóng từ từ đến khi hỗn hợp sôi, quan sát nhiệt độ trên nhiệt kế thấy tăng dần, khi nhiệt độ trên nhiệt kế ổn định, đó chính là nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước. Khi nhiệt độ bắt đầu tăng trở lại thì tắt nguồn nhiệt, ngừng chưng cất.

Cho các phát biểu sau:

(1) Nhiệt độ sôi của ethanol thấp hơn nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước.

(2) Nhiệt độ sôi của hỗn hợp ethanol và nước thấp hơn nhiệt độ sôi của nước.

(3) Độ cồn của rượu sau khi đun sẽ lớn hơn so với rượu ban đầu do sau khi đun thì rượu thu được tinh khiết hơn, lẫn ít nước hơn rượu ban đầu.

(4) Ở bình hứng thu được nước nguyên chất.

(5) Đá bọt có vai trò điều hòa quá trình sôi, tránh hiện tượng quá sôi.

Số phát biểu đúng là

Xem đáp án

Câu 138:

Có 5 dung dịch \({\rm{N}}{{\rm{H}}_3},{\rm{HCl}},{\rm{N}}{{\rm{H}}_4}{\rm{Cl}},{\rm{N}}{{\rm{a}}_2}{\rm{C}}{{\rm{O}}_3},{\rm{C}}{{\rm{H}}_3}{\rm{COOH}}\) cùng nồng độ được đánh ngẫu nhiên là \({\rm{A}},{\rm{B}},{\rm{C}}\), D, E. Giá trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau:

Dung dịch

A

B

C

D

E

pH

5,15

10,35

4,95

1,25

10,60

Khả năng dẫn điện

Tốt

Tốt

Kém

Tốt

Kém

Các dung dịch A, B, C, D, E lần lượt là

Xem đáp án

Câu 139:

Cho cân bằng trong bình kín: 2SO2( g)+O2( g)2SO3( g).
Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với \({{\rm{H}}_2}\) giảm đi. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về cân bằng này?

Xem đáp án

Câu 142:

Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ 

Xem đáp án

Câu 143:

Ở cá xương, dòng nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều và gần như liên tục là nhờ 

Xem đáp án

Câu 148:

Quan sát hình bên và hãy xác định cây nào (a hoặc b) mọc trong rừng với mật độ cây dày đặc, cây nào mọc nơi trống trải? Cho biết cây a và cây b là cùng một loài.
Quan sát hình bên và hãy xác định cây nào (a hoặc b) mọc trong rừng với mật độ cây dày đặc, cây nào mọc nơi trống trải? Cho biết cây a và cây b là cùng một loài.	  	A. Hình a là cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn; Hình b là cây mọc nơi trống trải có thân thấp, nhiều cành và tán cây rộng.  	B. Hình a là cây mọc nơi trống trải có thân thấp, nhiều cành và tán cây rộng; Hình b là cây mọc trong rừng có thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn.  	C. Hình b là cây mọc nơi trống trải có thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn; Hình a là cây mọc trong rừng có thân thấp, nhiều cành và tán cây rộng.  	D. Hình b là cây mọc trong rừng có thân thấp, nhiều cành và tán cây rộng; Hình a là cây mọc nơi trống trải có thân cao, thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn.  (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 149:

Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:

Biết rằng không xảy ra đột biến, trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào về bệnh này là đúng?  (ảnh 1)
Biết rằng không xảy ra đột biến, trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào về bệnh này là đúng? 

Xem đáp án

4.6

60 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%