Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 11)

127 lượt thi 150 câu hỏi 150 phút

Text 1:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

Các nhà tâm lí học về nhận thức đã có một nỗ lực to lớn hòng tìm kiếm những khác biệt về IQ giữa những người xuất thân từ nhiều vùng địa lí khác nhau nhưng hiện sống trong cùng một đất nước. Đặc biệt, nhiều nhà tâm lí học người Mĩ da trắng suốt nhiều thập kỉ qua đã ra sức chứng minh rằng người Mĩ da đen gốc Phi bẩm sinh kém thông minh hơn người Mĩ da trắng gốc Âu. Tuy nhiên, như mọi người đều biết, những người được đem ra so sánh vốn dĩ khác nhau rất nhiều về môi trường xã hội và cơ hội học hành. Sự thật này càng gây khó khăn gấp đôi cho những nỗ lực nhằm kiểm chứng giả thiết rằng những khác biệt về trí tuệ là nguyên nhân sâu xa cho những khác biệt về công nghệ. Thứ nhất, ngay cả khả năng nhận thức của người lớn đã chịu ảnh hưởng nặng nề của môi trường xã hội nơi chúng ta trải qua thời thơ ấu, khiến cho thật khó lòng phân biệt rạch ròi xem ảnh hưởng nào là do những khác biệt bẩm sinh trong gen di truyền. Thứ hai, các thử nghiệm về khả năng nhận thức (chẳng hạn như thử nghiệm IQ) có xu hướng đo đếm vốn kiến thức về văn hóa chứ không phải trí thông minh bẩm sinh dù nó là thế nào đi chăng nữa. Do những tác động rõ ràng đó của môi trường sống thời thơ ấu và tri thức thu nhận được đối với kết quả thử nghiệm IQ, nên nỗ lực của các nhà tâm lí học cho đến nay vẫn chưa thể đưa ra kết luận nào đủ sức thuyết phục về sự thiếu hụt IQ bẩm sinh mà nhiều người cho là hiển nhiên không phải bàn ở những ai không phải người da trắng.

(Jared Diamond, Súng, vi trùng và thép, NXB Thế giới, 2021, tr.24)

Text 2:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc mười quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách... Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

Sách đọc nên chia làm mấy loại, một loại là sách đọc để có kiến thức phổ thông mà mọi công dân thế giới hiện nay đều phải biết, một loại là sách đọc để trau dồi học vấn chuyên môn. Muốn có kiến thức phổ thông, hiện nay các bài học ở trung học và năm đầu đại học, nếu chăm chỉ học tập thì cũng đủ dùng. Nếu chăm chỉ học tập mà chỉ đọc thuộc giáo trình thì chẳng có ích lợi gì, mỗi môn phải chọn lấy từ 3 đến 5 quyển xem cho kĩ. Môn học kiến thức phổ thông tổng số không quá mười mấy môn, mỗi môn chọn từ 3 đến 5 quyển, tổng cộng số sách cần đọc cũng chẳng qua trên dưới 50 quyển. Đây không thể xem là đòi hỏi quá đáng. Nói chung số sách mà một người đã đọc, phần lớn không chỉ có thế, nếu họ không thu được lợi ích thực sự là do họ thiếu lựa chọn, khi đọc lẽ ra đọc kĩ thì họ lại đọc qua loa.

(Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm)

Text 3:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

Không bao giờ là cuối

(Xuân Quỳnh)

Một vạt nắng cuối chiều hôm

Làm quả ngọt thêm vị mật

Hạt cây nảy thêm mầm hạt

Chút ẩm áo em vừa khô

 

Sau lời từ giã đi xa

Nhớ thương bắt đầu từ đấy

Tình yêu bùng như lửa cháy

Đốt lòng không chút nguôi yên

 

Cuối đường một bóng cây in

Đâu đã phải là chỗ hết

Nơi nghỉ để mà đi tiếp

Biết bao là chặng đường sau

 

Em nghĩ rất nhiều về nhau

Sau lời cuối cùng bài hát

“Hoa trắng, trời cao, gió mát

Một ngôi nhà giữa vườn xanh...”

 

Hết sông là biển mênh mông

Chân trời phía sau biển cả

Có khi nào đi tới đó:

Sau chân trời là vô biên

 

Sau sông, sau biển, sau thuyền

Sau những chân trời bát ngát

Sau bao điều cay cực nhất

Anh là hạnh phúc đời em.

Text 4:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:

Các loại vật chất tồn tại ở khắp nơi trên Trái Đất của chúng ta. Vậy, những nguyên tố cơ bản nào cấu thành vật chất?

Câu hỏi này đã được đặt ra từ hơn 2000 năm trước. Song khi đó khoa học kĩ thuật còn nhiều hạn chế nên vẫn chưa có câu trả lời chính xác. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, bằng nhiều thí nghiệm, nghiên cứu và phân tích khoa học, cuối cùng người ta mới đưa ra kết luận: Vạn vật trên thế giới đều được cấu thành từ một số thành phần rất đơn giản và cơ bản, như oxy, nitơ, hydro, cacbon, sắt... Các thành phần đơn giản và cơ bản này được gọi là các nguyên tố. Chúng là những vật chất đơn giản nhất nhưng không thể bị tách rời nếu sử dụng những phương pháp thông thường. Oxy và thủy ngân đều là nguyên tố, nhưng oxit thủy ngân thì lại không phải là một nguyên tố, vì chúng được cấu thành từ oxy và thủy ngân. Chúng có thể dễ dàng bị phân hủy khi nhiệt độ tăng.

Đến năm 1996, nhân loại đã phát hiện ra 112 nguyên tố khác nhau. Trong đó, 92 nguyên tố có thể tìm thấy trong tự nhiên. Những nguyên tố còn lại do các nhà khoa học chế tạo ra tại các phòng thí nghiệm. 112 nguyên tố này có màu sắc đa dạng và phong phú. Đó là kết quả của sự pha trộn khác nhau từ các màu sắc đỏ, vàng và xanh.

Bằng cách kết hợp các nguyên tố với nhau chúng có thể tạo ra rất nhiều dạng vật chất đa dạng như nguyên tố oxy kết hợp với nguyên tố hydro tạo ra nước (H2O), nguyên tố oxy kết hợp với nguyên tố cacbon tạo ra oxit cacbon (CO) và cacbonic (CO2). Hoặc bằng những cách kết hợp các hợp chất của ba nguyên tố oxy, cacbon và hydro người ta có thể tạo ra nhiều dạng vật chất mới có ứng dụng vào đời sống của con người như: Đường sacaroza (C12H22O11), rượu etylic, tinh bột (C6H10O5).... Bản thân con người chúng ta cũng được cấu thành từ hơn 20 loại nguyên tố khác nhau. Vì vậy, chúng ta có thể nói: “Không có các nguyên tố thì sẽ không có thế giới vật chất phong phú của chúng ta ngày hôm nay”.

(Sưu tầm)

Text 5:

Dựa vào các thông tin sau đây để trả lời các câu hỏi từ câu 108 đến câu 110:

"Sau đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về lãnh thổ, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Thực tế đó trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc-Nam là sớm được sum họp trong một đại gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho cả nước.

Đáp lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân cả nước, đồng thời cũng phù hợp với thực tế lịch sử dân tộc-"Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một-Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Từ ngày 15 đến ngày 21-11-1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước được tổ chức tại Sài Gòn. Hai đoàn đại biểu đại diện cho hai miền tham dự. Hội nghị nhất trí hoàn toàn các vấn đề về chủ trương, biện pháp nhắm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.

Ngày 25-4-1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước Hơn 23 triệu cử tri (chiếm 98,8% tổng số cử tri) đi bỏ phiếu và bầu ra 492 đại biểu.

Từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976, Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống nhất kì họp đầu tiên tại Hà Nội.

Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của Nhà nước Việt Nam thống nhất, quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ 2-7-1976), quyết định Quốc huy mang dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca, thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn-Gia Định được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

Quốc hội bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp.

Với kết quả của kì họp thứ nhất Quốc hội khoá VI, công việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã hoàn thành. Từ đây, việc tiếp tục  hoàn thành thống nhất trên tất cả các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hoá, xã hội sẽ gắn liền với việc thực hiện những nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong phạm vi cả nước.

Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều kiện thuận lợi để cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới".

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, 2023, trang 201-203).

Danh sách câu hỏi:

Câu 2:

Cho một chuyển động có phương trình \(s\left( t \right) = {t^3} - 2{t^2} + 4\) trong đó \(s\) tính bằng mét, \(t\) tính bằng giây. Gia tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm \(t = 1,5\) giây là

Xem đáp án

Câu 6:

Trong không gian \[Oxyz,\] cho ba điểm \[M\left( {1\,;\,\,0\,;\,\,0} \right),\,\,N\left( {0\,;\,\,2\,;\,\,0} \right),\,\,P\left( {0\,;\,\,0\,;\,\,3} \right).\] Mặt phẳng \(\left( {MNP} \right)\) có phương trình là

Xem đáp án

Câu 9:

Gọi \({x_0}\) là nghiệm âm lớn nhất của \(\sin 9x + \sqrt 3 \cos 7x = \sin 7x + \sqrt 3 \cos 9x.\) Khẳng định nào dưới đây đúng?

Xem đáp án

Câu 12:

Đường thẳng \(y = m\) cắt đồ thị hàm số \(y = {x^4} - {x^2}\) tại 4 điểm phân biệt khi và chỉ khi

Xem đáp án

Câu 13:

Media VietJack

Một vật rắn gồm một nửa hình cầu, một hình trụ và một hình nón có hình dạng và kích thước như hình vẽ. Thể tích của vật rắn đã cho bằng

Xem đáp án

Câu 18:

Tìm tất cả các giá trị của tham số \(m\) đế hàm số \(y = {x^3} - \left( {3m + 6} \right){x^2} + \left( {3{m^2} + 12m} \right)x + 1\) nghịch biến trên đoạn \[\left[ {1\,;\,\,3} \right].\]

Xem đáp án

Câu 20:

Trên mặt phẳng toạ độ \[Oxy,\] cho hai đường thẳng \({d_1}:x + my + 2m - 1 = 0\) và \({d_2}:\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = m + 2t}\\{y =  - 5 + t}\end{array}} \right..\) Tìm các giá trị của tham số \(m\) để \({d_1},\,\,{d_2}\) tạo với nhau một góc \(45^\circ .\)

Xem đáp án

Câu 21:

Trên mặt phẳng toạ độ \[Oxy,\] biết tập hợp các điểm \(M\) biểu diễn hình học số phức \(z\) thỏa mãn \(\left| {z - 2} \right| + \left| {z + 2} \right| = 10\) là một elip \((E).\) Phương trình elip đó là

Xem đáp án

Câu 22:

Trong không gian hệ tọa độ \[Oxyz,\] cho \(A\left( {1\,;\,\,2\,;\,\, - 1} \right);\,\,B\left( { - 1\,;\,\,0\,;\,\,1} \right)\) và mặt phẳng \(\left( P \right):x + 2y - z + 1 = 0.\) Phương trình mặt phẳng \(\left( Q \right)\) qua \[A,\,\,B\] và vuông góc với \(\left( P \right)\) là

Xem đáp án

Câu 23:

Thiết diện qua trục của một hình nón là một tam giác đều có độ dài cạnh bằng \[2a.\] Thể tích khối nón bằng

Xem đáp án

Câu 24:

Media VietJack

Cho hàm số \[y = f\left( x \right)\] có đồ thị của hàm số \(y = f'\left( x \right)\) là đường cong trong hình bên. Hàm số \(g\left( x \right) = f\left( {6 - 2x} \right)\) nghịch biến trên khoảng nào dưới đây?

Xem đáp án

Câu 28:

Cho hình lăng trụ đứng \(ABC.A'B'C'\) có đáy ABC là tam giác vuông tại \(B,\,\,AB = a\,,\)\(BC = a\sqrt 2 .\) Mặt bên \(AA'B'B\) có diện tích bằng \(\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{3}.\) Thể tích của khối lăng trụ đã cho bằng

Xem đáp án

Câu 51:

Text 1

PHẦN 2: TƯ DUY ĐỊNH TÍNH

Lĩnh vực: Ngữ văn (50 câu – 60 phút)

Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.

Xem đáp án

Câu 52:

Text 1

Nội dung chính của đoạn trích là gì? 

Xem đáp án

Câu 53:

Text 1

Cụm từ “sự thật này” (in đậm, gạch chân) thay thế cho nội dung nào dưới đây? 

Xem đáp án

Câu 54:

Text 1

Ý nào KHÔNG được nhắc đến trong đoạn trích? 

Xem đáp án

Câu 56:

Text 2

Câu “Nếu đọc được mười quyển sách không quan trọng, không bằng thời gian đem sức lực đọc mười quyển ấy mà đọc một quyển thực sự có giá trị” có ý nghĩa gì? 

Xem đáp án

Câu 57:

Text 2

Từ “trọc phú” trong đoạn trích trên có thể hiểu là gì?

Xem đáp án

Câu 58:

Text 2

Theo đoạn trích, tại sao cần chia sách làm nhiều loại?

Xem đáp án

Câu 59:

Text 2

Theo đoạn trích, tại sao người ta không thu được lợi ích gì khi đọc sách?

Xem đáp án

Câu 60:

Text 2

Nội dung nào dưới đây không được đề cập trong đoạn trích? 

Xem đáp án

Câu 61:

Text 3

Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? 

Xem đáp án

Câu 62:

Text 3

Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 

Xem đáp án

Câu 63:

Text 3

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? 

Xem đáp án

Câu 64:

Text 3

Bài thơ viết về đề tài gì? 

Xem đáp án

Câu 65:

Text 3

Các biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn thơ in đậm (khổ thơ cuối)? 

Xem đáp án

Câu 66:

Text 4

Nội dung chính của bài đọc nói về điều gì? 

Xem đáp án

Câu 67:

Text 4

Sự thắc mắc về các nguyên tố cấu tạo nên Trái Đất đã có từ xa xưa (2000 năm trước). Nhưng tại sao phải rất lâu sau đó người ta mới đưa ra câu trả lời chính xác? 

Xem đáp án

Câu 68:

Text 4

Ý nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của một số thành phần cấu tạo nên vạn vật trên thế giới? 

Xem đáp án

Câu 81:

Điền từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

   Sử thi, truyền thuyết, truyện cổ tích, kịch, thơ, phú,.. đều gọi là  _______ .

Xem đáp án

Câu 84:

Chọn từ/ cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

_________ hình thành và phát triển trong bối cảnh văn hóa, văn học vùng Đông Á, Đông Nam Á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học khu vực, đặc biệt là văn học Trung Quốc.

Xem đáp án

Câu 86:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự mình. Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, nói: “Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi” rồi chạy xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng bảo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình.

Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười: “Về báo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)

Trong đoạn trích trên, nhân vật Huấn Cao hiện lên là người như thế nào?

Xem đáp án

Câu 89:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

                                           tiếng ghi ta nâu

                                           bầu trời cô gái ấy

                                           tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

                                           tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan

                                           tiếng ghi ta ròng ròng

                                           máu chảy

 

                                           không ai chôn cất tiếng đàn

                                           tiếng đàn như cỏ mọc hoang

                                           giọt nước mắt vầng trăng

                                           long lanh trong đáy giếng.

(Đàn ghi ta của Lor-ca – Thanh Thảo)

Những biện pháp tu từ nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn trích?     

Xem đáp án

Câu 92:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

[1] Có một hôm, tình cờ lạc vào forum trường cũ, tôi đọc được câu này của một người bạn thân thiết thuở ấu thơ. “Bình yên - là khi được ra khỏi nhà”. Tôi hiểu vì sao bạn viết vậy, và tôi đọc được phía sau dòng chữ ấy là một nỗi buồn vô hạn.

[2] “Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi, nhưng hàm nghĩa của nó thì có thể rất mênh mông.

“Nhà” trong nỗi buồn của bạn là căn biệt thự vắng người, và mỗi khi có người thì đầy tiếng cãi vã.

“Nhà” trong kí ức của tôi là nơi tôi chạy quanh chân ba trong cái sân nhỏ có trồng những cây cà chua khi tôi chưa đầy ba tuổi.

“Nhà” trong nỗi nhớ của cô bạn thân vừa dọn qua khu phố mới kín cổng cao tường, chính là cái xóm nhỏ ồn ào mà thân mật, những ngôi nhà cũ có hàng rào thấp và thưa, nơi người này có thể đứng ngoài đường mà lơ đãng ngó vô phòng khách nhà người khác.

“Nhà” đối với những người xa quê hương chính là cái dải đất hình chữ S nhỏ nhắn bên bờ biển Đông, và đối với những phi hành gia làm việc trên trạm không gian, nhà có thể chính là viên ngọc xanh tuyệt đẹp ngoài vũ trụ kia đang quay rất chậm.

“Nhà” cũng có thể là tình yêu của một ai đó dành cho ta, là trái tim ấm áp của một ai đó, nơi mà ta luôn ao ước được chạy đến náu mình. Để tìm lại sự bình yên.

“Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi, nó không đồng nghĩa với sự bình yên, nhưng chúng ta vẫn luôn khao khát rằng nó gắn với sự bình yên. Và khi nào “nhà” trái nghĩa với bình yên thì đó là khởi đầu của sự bất hạnh.

[4] Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và cả sự bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn. “Nhà” là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là phần cứng, còn tình yêu và sự thấu hiểu là phần mềm.

[5] Vậy cho nên, sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết lập. Nếu ta là một phần của “nhà”, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, hay lại có nó một lần nữa, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập đó. Bằng một nụ cười xoa dịu, bằng một câu nói vị tha, bằng sự yêu thương nhẫn nhịn, bằng trái tim sẵn sàng sẻ chia, bằng một cái nắm tay thấu hiểu, hay có thể bằng một giọt nước mắt. Dù thế nào, cũng không phải bằng sự buông xuôi. Để kéo những trái tim về gần với nhau. Để biến “nhà” thành một nơi ta phải luyến tiếc khi rời xa và luôn mong mỏi quay về.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)

Trong đoạn [1], việc tác giả đưa ra dòng trạng thái của một người bạn cũ có tác dụng gì?

Xem đáp án

Câu 97:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

                                           Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,

                                           Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

                                           Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.

                                           Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

                                           Không cho dài thời trẻ của nhân gian,

                                           Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

                                           Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại!

                                           Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

                                           Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.

     (Vội vàng – Xuân Diệu)

Cảm nhận về dòng chảy của thời gian, trong đoạn trích trên nhà thơ “tiếc” nhất điều gì?

Xem đáp án

Câu 98:

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ của tôi về Hà Nội. Cô than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm, y hệt một bà già nhà quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ đổ nghiêng tán cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật gốc chng ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự dời đổi, điềm xấu, là sự ra đi của một thời.

Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho mỗi lứa tuổi. Cô nói với tôi thế, đã biết nói thế đâu phải đã già. Mấy ngày sau, cô kể tiếp, thành phố cho máy cẩu tới đặt bên kia bờ, quàng dây tời vào thân cây si rồi kéo dn lên, mỗi ngày một tí. Sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ ra lá non, vẫn là cây si của nhiều thế hệ Hà Nội, nghĩ cứ lạ, tưởng là chết đứt bổ ra làm củi, mà lại sống. Cô nói thêm: Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được.

(Một người Hà Nội – Nguyễn Khải)

Hình ảnh “cây si” trong đoạn trích trên có ý nghĩa gì?

Xem đáp án

Câu 99:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

(1) Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. (2) Rồi loạt thứ hai... (3) Việt ngóc dậy. (4) Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. (5) Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận. (6) Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. (7) Đúng súng của ta rồi! (8) Việt muốn reo lên. (9) Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. (10) Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! (11) Đó, lại tiếng hụp hùm... chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. (12) Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. (13) Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra...(14) Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên... (15) Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. (16) Các anh chờ Việt một chút. (17) Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. (18) Kèn xung phong của chúng ta đã nổi lên. (19) Lựu đạn ta đang nổ rộ...

 (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)

Những câu văn nào trong đoạn trích trên là lời của nhân vật Việt?

Xem đáp án

Câu 101:

PHẦN 3: KHOA HỌC

Lĩnh vực: Khoa học tự nhiên và xã hội (50 câu – 60 phút)

Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam sau khi 

Xem đáp án

Câu 102:

Nước Cộng hòa Cuba ra đời (1-1959) là kết quả đấu tranh của nhân dân Cuba chống lại 

Xem đáp án

Câu 103:

Nội dung nào sau đây là một trong những yếu tố thúc đấy kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh trong giai đoạn 1952-1973? 

Xem đáp án

Câu 104:

Tháng 11-1993, lịch sử châu Phi ghi nhận sự kiện quan trọng nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 105:

Thời gian đầu sau Cách mạng tháng Tám (1945), Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh "Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân Quốc" cốt là để 

Xem đáp án

Câu 106:

Thắng lợi lớn nhất ta đã đạt được qua Hiệp định Giơnevơ là

Xem đáp án

Câu 107:

Tháng 9/1945, Việt Nam Giải phóng quân đổi tên thành 

Xem đáp án

Câu 108:

Text 5

Tại Hà Nội năm 1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên đã quyết định 

Xem đáp án

Câu 109:

Text 5

Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1976) đã 

Xem đáp án

Câu 110:

Text 5

Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, Đảng Lao động Việt Nam quyết định hoàn thành nhiệm vụ thống nhất đất nước về mặt nhà nước vì một trong những lí do nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 111:

Khu vực Mȳ La-tinh có kinh tế còn chậm phát triển chủ yếu do 

Xem đáp án

Câu 112:

Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm ngành thương mại Hoa Kỳ? 

Xem đáp án

Câu 114:

Vị trí địa lí nước ta không tạo thuận lợi cho hoạt động nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 115:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết mùa bão nước ta vào thời gian nào trong năm? 

Xem đáp án

Câu 116:

Cho biểu đồ:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG LÚA PHÂN THEO VỤ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2020 (%) (Nguồn: gso.gov.vn) Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu diện tích gieo trồng lúa phân theo vụ nước ta giai đoạn 1990-2020? (ảnh 1)

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG LÚA PHÂN THEO VỤ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2020 (%)

(Nguồn: gso.gov.vn)

Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây đúng về cơ cấu diện tích gieo trồng lúa phân theo vụ nước ta giai đoạn 1990-2020?

Xem đáp án

Câu 117:

Vùng giàu tài nguyên khoáng sản và thủy điện nhất nước ta là 

Xem đáp án

Câu 118:

Tuyến đường nào sau đây có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của dải đất phía tây 

Xem đáp án

Câu 119:

Thế mạnh để phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long là

Xem đáp án

Câu 120:

Đồng bằng sông Hồng không có thế mạnh về

Xem đáp án

Câu 121:

Cho 4 đồ thị sau. Đồ thị biểu diễn đúng sự phụ thuộc của công suất tỏa nhiệt trên một vật dẫn kim loại vào hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn là:

Cho 4 đồ thị sau. Đồ thị biểu diễn đúng sự phụ thuộc của công suất tỏa nhiệt trên một vật dẫn kim loại vào hiệu điện thế ở hai đầu vật dẫn là: (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 122:

Một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có các đường sức từ thẳng đứng hướng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có chiều
 
Một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có các đường sức từ thẳng đứng hướng từ trên xuống như hình vẽ. Lực từ tác dụng lên đoạn dây có chiều  (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 124:

Hai chất điểm dao động có li độ phụ thuộc theo thời gian được biểu diễn tương ứng bởi hai đồ thị (1) và (2) như hình vẽ. Nhận xét nào dưới đây đúng khi nói về dao động của hai chất điểm?

Hai chất điểm dao động có li độ phụ thuộc theo thời gian được biểu diễn tương ứng bởi hai đồ thị (1) và (2) như hình vẽ. Nhận xét nào dưới đây đúng khi nói về dao động của hai chất điểm? (ảnh 1)

Xem đáp án

Câu 129:

Trên hình là đồ thị biểu diễn sự biến thiên của năng lượng liên kết riêng (trục tung, theo đơn vị MeV/nuclôn) theo số khối (trục hoành) của các hạt nhân nguyên tử. Phát biểu nào sau đây đúng?

Trên hình là đồ thị biểu diễn sự biến thiên của năng lượng liên kết riêng (trục tung, theo đơn vị MeV/nuclôn) theo số khối (trục hoành) của các hạt nhân nguyên tử. Phát biểu nào sau đây đúng? (ảnh 1)
 

Xem đáp án

Câu 131:

Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt \[KCl,{\rm{ }}{\left( {N{H_4}} \right)_2}S{O_4},{\rm{ }}N{H_4}C1\]có thể dùng 

Xem đáp án

Câu 132:

Các hydrocarbon no được dùng làm nhiên liệu là do nguyên nhân nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 136:

Cho các polymer sau: polyethylene, polyacrylonitrile, tơ visco, nhựa novolac, cellulose, cao su buna-N, tơ nylon-6,6. Số polymer tổng hợp là

Xem đáp án

Câu 138:

Có 4 dung dịch: \[NaCl,{\rm{ }}{C_6}{H_{12}}{O_6}(glucose),{\rm{ }}C{H_3}COOH,{\rm{ }}{K_2}S{O_4}\]đều có nồng độ 0,1 mol/lít. Dung dịch chứa chất tan có khả năng dẫn điện tốt nhất là

Xem đáp án

Câu 141:

Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín? 

Xem đáp án

Câu 143:

Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm? 

Xem đáp án

Câu 144:

Trong tế bào, quá trình tổng hợp ARN dựa trên mạch khuôn ADN được gọi là 

Xem đáp án

Câu 146:

Các bước trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp gồm:

(1) Cắt thể truyền và gen cần chuyển.

(2) Tách thể truyền và ADN mang gen cần chuyển.

(3) Nối gen cần chuyển với thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.

Trình tự các bước thực hiện đúng là:

Xem đáp án

Câu 147:

Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen ở thế hệ P là 0,64 AA : 0,27 Aa : 0,09 aa. Cho biết cặp gen này quy định 1 tính trạng và alen A trội hoàn toàn so với alen a. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về quần thể này?

I. Nếu không có tác động của các nhân t tiến hóa thì tần số các kiểu gen không thay đổi qua tất cả các thế hệ.

II. Nếu có tác động của chọn lọc tự nhiên thì tần số kiểu hình trội có thể bị thay đổi.

III. Nếu có tác động của đột biến thì tần số alen A có th bị thay đổi.

IV. Nếu có tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thì alen a có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể.

Xem đáp án

Câu 148:

Quần thể sinh vật không có đặc trưng nào sau đây? 

Xem đáp án

Câu 149:

Một đoạn mạch bổ sung của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:

5’...GXTXTTAAAGXT...3’

Biết các bộ ba mã hóa các axit amin là GXU: Ala, AAA: Lys, XUU: Leu. Trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ đoạn gen trên là

Xem đáp án

4.6

25 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%