Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 6)
🔥 Đề thi HOT:
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi thử ĐGNL ĐHQG Hà Nội năm 2023-2024 (Đề 20)
ĐGNL ĐHQG Hà Nội - Tư duy định tính - Tìm và phát hiện lỗi sai
Top 10 đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 7)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 2)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 4)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội năm 2024 - 2025 có đáp án (Đề 1)
Đề thi Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội form 2025 có đáp án (Đề 3)
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 83:
Tại Hà Nội năm 1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên đã quyết định
Câu 93:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết có bao nhiêu vùng có 4 trung tâm công nghiệp?
Câu 120:
Vì sao những loài cá sống hoàn toàn dưới nước khi lên cạn sẽ bị chết trong một thời gian ngắn?
Câu 125:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể?
Đoạn văn 1
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
(1) Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
(2) Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
(3) Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
(4) Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử)
Câu 131:
Cụm từ “sao anh không về” trong câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” gợi sắc thái tình cảm gì?
Đoạn văn 2
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
Hầu hết mọi người đều gặp khó khăn khi tiêu hóa khoa học hiện đại, vì ngôn ngữ toán học của nó rất khó để bộ não chúng ta có thể hấp thụ được, và những phát hiện của nó thường mâu thuẫn với cảm tính thông thường. Trong số 7 tỉ người trên thế giới, bao nhiêu người thực sự hiểu cơ học lượng tử, sinh học tế bào hay kinh tế vĩ mô? Dẫu vậy, khoa học vẫn có được uy tín to lớn nhờ vào sức mạnh mới mà nó mang lại cho chúng ta. Tổng thống và tướng lĩnh có thể không hiểu gì về vật lí hạt nhân, nhưng họ hiểu rất rõ về những gì bom nguyên tử có thể làm được.
Năm 1962, Francis Bacon đã công bố một tuyên ngôn khoa học, với nhan đề Bộ công cụ mới. Trong đó, ông lập luận rằng “tri thức là sức mạnh”. Phép thử thực sự của “tri thức” không phải là liệu nó có đúng hay không, mà là liệu nó có trao quyền lực cho chúng ta hay không. Các nhà khoa học thường cho rằng không có lí thuyết nào là chính xác 100 %. Do đó, chân lí là một phép thử tốt đối với tri thức. Phép thử thực sự chính là tính ứng dụng của nó. Một lí thuyết, nếu tạo điều kiện cho ta làm những điều mới, thì đó chính là trí thức.
Qua các thế kỉ, khoa học đã cung cấp cho chúng ta nhiều công cụ mới. Một số là công cụ tinh thần, chẳng hạn những công cụ dùng để dự đoán tỉ lệ tử vong và tăng trưởng kinh tế. Quan trọng hơn thế là công cụ công nghệ. Mối liên hệ giữa khoa học và công nghệ mạnh mẽ đến mức ngày nay mọi người có xu hướng nhầm lẫn giữa hai khái niệm. Chúng ta thường nghĩ rằng, không thể nào phát triển được những công nghệ mới nếu không có nghiên cứu khoa học, và rằng nghiên cứu là việc làm gần như vô nghĩa nếu không dẫn đến những công nghệ mới.
(Yuval Noah Harari, Sapiens - Lược sử loài người, Nguyễn Thủy Chung (dịch),
NXB Tri thức, 2018, tr.323-324)
Đoạn văn 3
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
...Hùng vĩ của Sông Đà không phải chỉ có thác đá. Mà nó còn là những cảnh đá bờ sông, dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá thành chẹt lòng Sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên bờ này nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia. Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện. Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loóng, dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò Sông Đà nào tóm được qua đấy. Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng con thuyền ra.
(Người lái đò Sông Đà – Nguyễn Tuân)
Đoạn văn 4
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
[…] Khi bạn tức giận, bản lĩnh thể hiện khi chúng ta biết kiềm chế cảm xúc chứ không phải là hành động nông nổi. Bản lĩnh không kiểm soát được thì chỉ là sự liều lĩnh. Bên cạnh đó, nếu bản lĩnh của chúng ta làm người khác phải khó chịu thì chúng ta đã thất bại. Vì bản lĩnh đó chỉ phục vụ cá nhân mà ta không hướng đến mọi người. Bản lĩnh đúng nghĩa. Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai, bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kĩ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.
(Trích “Xây dựng bản lĩnh cá nhân” – Nguyễn Hữu Long, http://tuoitre.vn, ngày 14/05/2012)
Đoạn văn 5
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng, từ cuối năm 1973, quân dân ta ở miền Nam không những kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ vùng giải phóng, mà còn chủ động mở những cuộc tiến công địch tại những căn cứ xuất phát các cuộc hành quân của chúng, mở rộng vùng giải phóng.
Cuối năm 1974-đầu năm 1975, ta mở đợt hoạt động quân sự ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Quân ta đã giành thắng lợi vang dội trong chiến dịch đánh Đường 14-Phước Long (từ ngày 12-12-1974 đến ngày 6-1-1975), loại khỏi vòng chiến đấu 3 000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long với 50.000 dân.
Sau chiến thắng này của ta, chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh và đưa quân đến hòng chiếm lại, nhưng đã thất bại. Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe doạ từ xa.
Thực tế thắng lợi của ta ở Phước Long, phản ứng của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau đó cho thấy rõ sự lớn mạnh và khả năng thắng lớn của quân ta, sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn, về khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ.
Phối hợp với đấu tranh quân sự, nhân dân ta ở miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chính trị, ngoại giao nhằm tố cáo hành động của Mỹ và chính quyền Sài Gòn vi phạm Hiệp định, phá hoại hoà bình, hoà hợp dân tộc; nêu cao tính chất chính nghĩa cuộc chiến đấu của nhân dân ta, đòi lật đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, thực hiện các quyền tự do dân chủ.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 191)
115 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%