🔥 Đề thi HOT:

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Tìm 6 bội của 9.

Lời giải

Lời giải:

6 bội của 9 là:

B(9) = {0; 9; 18; 27; 36; 45}.

Câu 2

Tìm một số là bội của 50 biết hai lần số đó là một số nhỏ hơn 101.

Lời giải

Lời giải:

Ta gọi số cần tìm là x

B(50) = {0; 50; 100;...}

Ta thấy số 100 khi gấp 2 lần lên thì rõ ràng hơn 101 

Vậy x {0; 50}.

Câu 3

Viết số:

4 triệu, 2 trăm nghìn, năm chục

2 chục nghìn, 5 nghìn, 6 trăm, 7 đơn vị

3 trăm linh tám triệu, không trăm mười nghìn.

Lời giải

Lời giải:

4 triệu, 2 trăm nghìn, 5 chục: 4 200 050

2 chục nghìn, 5 nghìn, 6 trăm, 7 đơn vị: 250 607

Ba trăm linh tám triệu, không trăm mười nghìn: 308 010 000

Câu 4

Dấu hiệu chia hết cho 9 là gì?

Lời giải

Lời giải:

Một số chia hết cho 9 khi và chỉ khi tổng các chữ số của số đó chia hết cho 9.

Câu 5

Từ 1 đến 100 có bao nhiêu số chính phương, đó là những số nào?

Lời giải

Lời giải:

Từ 1 đến 100 có 11 số chính phương, đó là các số: 0; 1; 4; 9; 16; 25; 36; 49; 64; 81; 100.

Câu 6

Viết các số la mã từ 1 đến 20

Lời giải

Lời giải:

I = 1

II = 2

III = 3

IV = 4

V = 5

VI = 6

VII = 7

VIII = 8

IX = 9

X = 10

XI = 11

XII = 12

XIII = 13

XIV = 14

XV = 15

XVI = 16

XVII = 17

XVIII = 18

XIX = 19

XX = 20

Câu 7

Viết các số nguyên tố nhỏ hơn 100.

Lời giải

Lời giải:

Các số nguyên tố nhỏ hơn 100 là:

2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19, 23, 29, 31, 37, 41, 43, 47, 53, 59, 61, 67, 71, 73, 79, 83, 89, 97.

Câu 8

Cánh đồng lúa của xã A rộng 22 km2, cánh đồng lúa của xã A nhỏ hơn 3 lần cánh đồng lúa của xã B là 14 km2. Trung bình cứ 1 hm2 người ta thu hoạch được \[8\frac{1}{2}\] tấn lúa. Hỏi cả hai xã thu hoạch được bao nhiêu tấn lúa trên cánh đồng đó?

Lời giải

Lời giải:

Cánh đồng của xã B là: 

(22 + 14) : 3 = 12 (km2)

Cánh đồng của cả hai xã là: 

22 + 12 = 34 (km2) = 3400 (hm2).

Cả hai xã thu hoạch được số tấn lúa trên hai cánh đồng đó là: 

\[3400 \times 8\frac{1}{2} = 28900\] (tấn).

Câu 9

Tìm m để hai đường thẳng (d1): y = mx + 5 ‒ m và (d2): y = 3x + m ‒ 1 cắt nhau tại một điểm nằm trên trục tung.

Lời giải

Lời giải:

Cách 1. Để d1 cắt d2 thì m ≠ 3.

Gọi A(0; y0) là giao điểm của hai đường thẳng d1 và d2 trên trục tung.

Thay x = 0 và y = y0 vào hàm số y = mx + 5 ‒ m, ta được:

y0 = m.0 + 5 ‒ m = 5 ‒ m.

Thay x = 0 và y = y0 vào hàm số y = 3x + m ‒ 1, ta được:

y0 = 3.0 + m – 1 = m – 1.

Do đó, 5 ‒ m = m – 1 hay 2m = 6 nên m = 3 (không thỏa mãn điều kiện).

Vậy không có giá trị nào của m thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Cách 2. d1 cắt d2 tại 1 điểm trên trục tung suy ra aa′; b = b′

Tức là m3 và 5 m = m 1

Suy ra m ≠ 3 và 2m = 6

Nên m ≠ 3 và m = 3 (không thỏa mãn điều kiện)

Vậy không có m thỏa mãn để d1 cắt d2 tại 1 điểm trên trục tung.

Câu 10

Cho 1 hình chữ nhật có diện tích là 486 cm2. Nếu giảm chiều dài xuống 3 lần, giảm chiều rộng xuống 2 lần thì được một hình vuông. Tính chu vi hình chữ nhật.

Lời giải

Lời giải:

Do chiều dài giảm xuống 3 lần, chiều rộng giảm xuống 2 lần nên diện tích giảm xuống 6 lần.

Khi đó, diện tích hình vuông là:

486 : 6 = 81 (cm2).

Do 9 × 9 = 81 nên cạnh hình vuông là 9 (cm).

Chiều dài hình chữ nhật là:

9 × 3 = 27 (cm)

Chiều rộng hình chữ nhật là:

9 × 2 = 18 (cm)

Chu vi hình chữ nhật là:

(27 + 18) × 2 = 90 (cm).

Câu 11

Cho 8 điểm trong đó không có 3 điểm nào thẳng hàng. Cứ qua 2 điểm ta vẽ một đường thẳng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đường thẳng?

Lời giải

Lời giải:

Chọn 1 điểm trong 8 điểm. Nối điểm đó với 7 điểm còn lại được 7 đọn thẳng. Làm tương tự với các điểm khác ta được:

8 × 7 : 2 = 28 (điểm).

Câu 12

Cho A, B là hai biến cố độc lập. Biết \[P\left( A \right) = \frac{1}{4}\], \[P\left( {A \cap B} \right) = \frac{1}{9}\]. Tính P(B).

Lời giải

Lời giải:

A, B độc lập nên P(A ∩ B) = P(A).P(B)

Suy ra \[P\left( B \right) = \frac{{P\left( {A \cap B} \right)}}{{P\left( A \right)}} = \frac{{\frac{1}{9}}}{{\frac{1}{4}}} = \frac{4}{9}.\]

Câu 13

Cho các số: 7, 11, 13, 23. Hãy viết tất cả các phân số có tử số và mẫu số là các số đã cho mà tử số khác mẫu số.

Lời giải

Lời giải:

\[\frac{7}{{11}},\frac{7}{{13}},\frac{7}{{23}},\frac{{11}}{7},\frac{{11}}{{13}},\frac{{11}}{{23}},\frac{{13}}{7},\frac{{13}}{{11}},\frac{{13}}{{23}},\frac{{23}}{7},\frac{{23}}{{11}},\frac{{23}}{{13}}.\]

Câu 14

Cho các số: 27501, 106712, 7110385, 2915404267 (viết trong hệ thập phân)

a) Đọc mỗi số đã cho.

b) Chữ số 7 trong mỗi số đã cho có giá trị là bao nhiêu?

Lời giải

Lời giải:

a)

27 501: Hai mươi bảy nghìn năm trăm lẻ một

106 712: Một trăm lẻ sáu nghìn bảy trăm mười hai

7 110 385: Bảy triệu một trăm mười nghìn ba trăm tám mươi lăm

2 915 404 267: Hai tỉ chín trăm mười lăm triệu bốn trăm lẻ bốn nghìn hai trăm sáu mươi bảy.

b)

27 501: chữ số 7 nằm ở hàng nghìn và có giá trị là 7 × 1 000 = 7 000

106 712: chữ số 7 nằm ở hàng trăm và có giá trị là 7 × 100 = 700

7 110 385: chữ số 7 nằm ở hàng triệu và có giá trị là 7 × 1 000 000 = 7 000 000

2 915 404 267: chữ số 7 nằm ở hàng đơn vị và có giá trị là 7 × 1 = 7

Câu 15

Cho đa thức P(x) = ax2 + bx + c biết 7a ‒ b + 4c = 0. Chứng minh P(2) . P(‒1) không là số dương.

Lời giải

Lời giải:

Ta có 7a b + 4c = 0, suy ra b = 7a + 4c

Mà P(2) . P(−1)

= (4a + 2b + c)(a b + c)

= [4a + 2(7a + 4c) + c][a (7a + 4c) + c)

= (18a + 9c)(−6a 3c)

= 9(2a + a).(‒3)(2a + c)

= −27(2a + c)2 0

Vậy P(2).P(1) ≤ 0.

Câu 16

Cho dãy số: 2, 5, 8, 11,... Số thứ 150 của dãy số là bao nhiêu?

Lời giải

Lời giải:

Số thứ 1: 2 = 3 × 1 − 1

Số thứ 2: 5 = 3 × 2 − 1

Số thứ 3: 8 = 3 × 3 − 1

...

Suy ra số thứ 150 là: 3 × 150 − 1 = 449.

Câu 17

Cho dãy số: 3, 18, 48, 93, 153.

a) Tìm số thứ 100 của dãy số.

b) 11703 là số hạng thứ mấy ?

Lời giải

Lời giải:

Số thứ nhất 3 = 3 + 15 × 0

Số thứ hai  18 = 3 + 15 × 0 + 15 × 1

Số thứ ba   48 = 3 + 15 × 0 + 15 × 1 +  15 × 2

Số thứ tư   93 = 3 + 15 × 0 + 15 × 1 + 15 × 2  + 15 × 3  

Suy ra số thứ n = 3 + 15 × 0 + 15 × 1 + ...+ 15 × (n ‒ 1)

Vậy số thứ 100 là:

 3 + 15 × 0 + 15 × 1 + ...+ 15 × 99

= 3 + 15 × (1 + 2 + 3 + ...+ 99)

= 3 + 15 × (1 + 99) × 99 : 2

= 74 253.

b) Gọi số 11 703 là số hạng thứ n

Suy ra 3 + 15 × (1 + 2 + 3 + ...+ n ‒ 1) = 11 703

15 × (1 + n ‒ 1)×(n 1) : 2 = 11 703 ‒ 3 = 11 700

n × (n ‒ 1) : 2 = 11 700 : 15 = 780

n × (n ‒ 1) = 780 × 2 = 1560 = 40 × 39

Suy ra n = 40 

Vậy số 11 703 là số hạng thứ 40.

Câu 18

Cho f(x) = ax2 + bx + c nhận giá trị nguyên với mọi giá trị nguyên của x. Chứng minh rằng 2a, a + b và c là các số nguyên.

Lời giải

Lời giải:

Ta có: f(0) = a.02 + b.0 + c = c

f(1) = a.12 + b.1 + c = a + b + c 

Nên a + b 

f(2) = a.22 + b.2 + c = 4a + 2b + c 

mà 4a + 2b + c = 2a + 2a + 2b + c = 2a + 2(a + b) + c

Nên 2a  .

Câu 19

Cho hàm số y = (a ‒ 1)x + a. Tìm a để đồ thị hàm số:

a) Đi qua điểm A(1; 2)

b) Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng ‒2

c) Cắt trục hoành tại điểm có trục hoành bằng 3

d) Song song với đường thẳng y = 2x + 3

Lời giải

Lời giải:

a) Do đồ thị hàm số đi qua A(1; 2) nên

Thay x = 1 và y = 2 vào y = (a1)x + a, ta được:

1(a1) + a = 2

a ‒ 1 + a = 2

2a = 3

\[a = \frac{3}{2}\]

Vậy \[a = \frac{3}{2}\] thì đồ thị hàm số đi qua A(1; 2).

b) Thay x = 0 và y = ‒2 vào y = (a1)x + a, ta được:

0(a 1) + a = −2

a = ‒2

Vậy a = ‒2 thì đồ thì hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng ‒2.

c) Thay x = 3 và y = 0 vào y = (a1)x + a, ta được:

3(a1) + a = 0

3a3 + a = 0

4a = 3

\[a = \frac{3}{4}\]

Vậy \[a = \frac{3}{4}\] thì đồ thì hàm số cắt trục hoành tại điểm có trục hoành bằng 3.

d) Để đường thẳng y = (a 1)x + a song song với đường thẳng y = 2x + 3 thì a ‒ 1 = 2 và a ≠ 3

Suy ra không có giá trị của a thỏa mãn.

Câu 20

Cho hình bên. Tính diện tích hình thang, biết bán kính hình tròn là 5cm và đáy lớn gấp 3 lần đáy bé.

Cho hình bên. Tính diện tích hình thang, biết bán kính hình tròn là 5cm và đáy lớn gấp 3 lần đáy bé. (ảnh 1)

Lời giải

Lời giải:

Dựa vào hình trên ; nhận thấy bán kính hình tròn bằng đáy bé 

Độ dài đáy bé là: 5 cm

Độ dài đáy lớn là: 5 × 3 = 15 cm

Diện tích hình thang lớn là:

(5 + 15) × 10 : 2 = 100 cm2.

Câu 21

Cho hình bình hành ABCD. Ở miền trong hình bình hành ABCD vẽ hình bình hành A’B’C’D’. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AA’, BB’, CC’, DD’. Chứng minh rằng tứ giác MNPQ là hình bình hành.

Lời giải

Lời giải:

Chứng minh rằng tứ giác MNPQ là hình bình hành. (ảnh 1) 

Xét ∆AA’B có MN là đường trung bình của ∆AA’B nên MN // A’B và \[MN = \frac{1}{2}A'B\]

Tương tự PQ là đường trung bình của ∆CC’D nên PQ // C’D và \[PQ = \frac{1}{2}C'D\]

Vì A’B’C’D’ là hình bình hành nên A’B // C’D và A’B = C’D

Từ đó, ta có MN // PQ và MN = PQ

Tương tự, xét ∆BB’A, ta có NP là đường trung bình của ∆BB’A nên NP // B’A và \[NP = \frac{1}{2}B'A\]

MQ là đường trung bình của ∆DD’C nên MQ // D’C và \[MQ = \frac{1}{2}D'C\]

Vì B’A // D’C và B’A = D’C (do A’B’C’D’ là hình bình hành) nên NP // MQ và NP = MQ

Vì các cặp cạnh đối song song và bằng nhau nên tứ giác MNPQ là hình bình hành.

Câu 22

Cho hình bình hành ABCD tâm O. Gọi M, N lần lượt là trung điểm BO, AO. Lấy điểm F trên cạnh AB sao cho tia FM cắt cạnh BC tại E và tia FN cắt cạnh AD tại K. Chứng minh rằng: \[\frac{{BA}}{{BF}} + \frac{{BC}}{{BE}} = 4\].

Lời giải

Lời giải:

Cho hình bình hành ABCD tâm O (ảnh 1) 

a) Kẻ AH // FE // CI (H, I BD)

ΔAOH = ΔCOI (g.c.g )

Suy ra OH = OI

Nên BH + BI = BH + BO + OI

= BH + OH + BO = 2BO = 4BM

Xét ΔABH có AH // FM theo định lý Thalès ta có: \[\frac{{BA}}{{BF}} = \frac{{BH}}{{BM}}\left( 1 \right)\]

Xét ΔBCI có CI // ME theo định lý Thalès ta có: \[\frac{{BC}}{{BE}} = \frac{{BI}}{{BM}}\left( 2 \right)\]

Từ (1) và (2) suy ra \[\frac{{BA}}{{BF}} + \frac{{BC}}{{BE}} = \frac{{BH}}{{BM}} + \frac{{BI}}{{BM}} = \frac{{BH + BI}}{{BM}} = \frac{{4BM}}{{BM}} = 4\].

Câu 23

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi H, I, K lần lượt là trung điểm của SA, SB, SC, M là giao điểm của AI và KD, N là giao điểm của DH và CI.

a) Chứng minh rằng SM // (ABCD).

b) Chứng minh rằng (SMN) // (ABCD).

Lời giải

Lời giải:

a) Chứng minh rằng SM // (ABCD). (ảnh 1) 

a) Vì \(\left\{ \begin{array}{l}M \in AI,{\rm{ }}AI \subset \left( {SAB} \right)\\M \in DK,\,\,DK \subset \left( {SCD} \right)\end{array} \right.\) nên \(M \in (SAB) \cap (SCD)\)

Suy ra \(SM = (SAB) \cap (SCD).\)

Khi đó: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{(SAB) \cap (SCD) = SM}\\{AB \subset (SAB),CD \subset (SCD)}\\{AB\,{\rm{//}}\,CD}\end{array}} \right.\) suy ra \(SM\,{\rm{//}}\,AB\,{\rm{//}}\,CD\)

Mà AB (ABCD) nên SM // (ABCD).

b) Chứng minh tương tự ta có SN // (ABCD) mà SM SN tại S (SMN) nên (SMN) // (ABCD).

Câu 24

Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh 2a tâm O, SA vuông góc với (ABCD) và SA = 3a. Tính khoảng cách từ C đến (SBD).

Lời giải

Lời giải:

Tính khoảng cách từ C đến (SBD). (ảnh 1) 

ABCD là hình vuông nên OA = OC

Suy ra d(A, (SBD)) = d(C, (SBD))

Kẻ AH SO

BD AO, BD SA nên BD (SAO).

Suy ra BD AH.

AH (SBD) nên d(A,(SBD)) = AH

Xét tam giác SAO: \[\frac{1}{{A{H^2}}} = \frac{1}{{S{A^2}}} + \frac{1}{{A{O^2}}}\]

SA = 3a, \[AO = a\sqrt 2 \], suy ra \[AH = \frac{{3a\sqrt {22} }}{{11}}\]

Vậy khoảng cách từ C đến (SBD) bằng \[\frac{{3a\sqrt {22} }}{{11}}.\]

Câu 25

Cho hình chóp tứ giác đều S.ABCD có cạnh đáy AB = 10cm, đường cao SO bằng 12cm.

a) Vẽ hình và tính thể tích của hình chóp đều.

b) Tính diện tích xung quanh của hình chóp.

Lời giải

Lời giải:

a) Vẽ hình và tính thể tích của hình chóp đều. (ảnh 1) 

Gọi H là trung điểm của CD

Suy ra SH CD

\[OH = \frac{1}{2}AD = \frac{1}{2} \cdot 10 = 5\]cm.

Ta có: SO = 12 cm

Suy ra \[SH = \sqrt {S{O^2} + O{H^2}} = \sqrt {{5^2} + {{12}^2}} = \sqrt {169} = 13\]cm.

Suy ra \[{S_{\Delta SCD}} = \frac{1}{2} \cdot SH \cdot CD = \frac{1}{2} \cdot 13 \cdot 10 = 65\]cm2

Sxung quanh = S∆SCD.4 = 65.4 = 260 cm2.

Câu 26

Cho hình chữ nhật ABCD. Trên cạnh DC lấy điểm M sao cho \[DM = \frac{1}{3}DC.\] Biết AD = 15cm, AB = 24cm. Tính:

a) Chu vi hình chữ nhật ABCD.

b) Diện tích tam giác AMC.

c) Tính tỉ số phần trăm diện tích của hình tam giác ADM và hình thang ABCM.

Lời giải

Lời giải:

a) Chu vi hình chữ nhật ABCD. (ảnh 1) 

a) Chu vi hình chữ nhật ABCD là:

(24 + 15) × 2 = 78 (cm2)

b) Độ dài cạnh MC là:

24 × (1 13) = 16 (cm)

Diện tích hình tam giác AMC là:

16 × 15 : 2=120 (cm2)

c) Độ dài cạnh DM là:

24 16 = 8 (cm)

Diện tích hình tam giác ADM là:

8 × 15 : 2 = 60 (cm2)

Diện tích hình thang ABCM là:

(24 + 16) × 15 : 2 = 300 (cm2)

Tỉ số phần trăm diện tích của hình tam giác ADM và hình thang ABCM là:

60 : 300 = 0,2 = 20%.

Câu 27

Cho hình thang ABCD (AB // CD) có AC BD. Biết AC = 6cm, BD = 18cm. Tính chiều cao hình thang.

Tính chiều cao hình thang. (ảnh 1)

Lời giải

Lời giải:

Kẻ hình bình hành ABEC

Suy ra CE trùng với DC; AC // BE; AC = BE = 6cm

Mà AC BD, suy ra BE BD

Lại có \[{S_{BDE}} = \frac{1}{2}BE \cdot BD = \frac{1}{2}BH \cdot DE\]

Suy ra BE.BD = BH.DE

Suy ra \[BH = \frac{{BE \cdot BD}}{{DE}}\]

Xét tam giác BED vuông tại B Có :

DE2 = BE2 + BD2 = 82 + 62 = 100

Suy ra DE = 10 (cm).

\[BH = \frac{{BE \cdot BD}}{{DE}} = \frac{{6 \cdot 8}}{{10}} = 4,8\]cm.

Câu 28

Cho hình thang ABCD (AB // CD) có đáy nhỏ AB = BC. Chứng mình CA là tia phân giác của \[\widehat {BCD}.\]

Lời giải

Lời giải:

Chứng mình CA là tia phân giác (ảnh 1) 

Ta có AB // CD

Suy ra \[\widehat {BCA} = \widehat {ACD}\left( 2 \right)\](hai góc so le trong)

Xét ∆ABC có AB = BC

Suy ra ∆ABC cân tại B.

Suy ra \[\widehat {BAC} = \widehat {BCA}\left( 2 \right)\]

Từ (1) và (2) suy ra \[\widehat {ACB} = \widehat {ACD}\]

\[\widehat {ACB} + \widehat {ACD} = \widehat {BCD}\]

Suy ra CA là tia phân giác của \[\widehat {BCD}.\]

Câu 29

Cho hình vuông ABCD biết diện tích hình vuông có cạnh gấp 2 lần cạnh hình vuông ABCD là 144m2. Hỏi hình vuông có cạnh gấp 3 lần cạnh hình vuông ABCD có diện tích là bao nhiêu m2?

Lời giải

Lời giải.

Ta có: 144 = 12 × 12

Vậy cạnh hình vuông có diện tích gấp 2 lần cạnh hình vuông ABCD là: 12m

Cạnh hình vuông ABCD là  12 : 2 = 6 m

Cạnh hình vuông cần tính là 6 × 3 = 18 m

Diện tích hình vuông đó là: 18 × 18 = 324 m2.

Câu 30

Cho hình vuông ABCD cạnh a. Tính các tích vô hướng sau:

a) \[\overrightarrow {AB}  \cdot \overrightarrow {AD} ;\overrightarrow {AB} \cdot \overrightarrow {BD} \]

b) \[\left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BD} } \right) \cdot \left( {\overrightarrow {BD} + \overrightarrow {BC} } \right)\]

Lời giải

Lời giải.

a) \[\overrightarrow {AB}  \cdot \overrightarrow {AD} = 0\]

\[\overrightarrow {AB} \cdot \overrightarrow {BD} = \overrightarrow {AB} \left( {\overrightarrow {AD} - \overrightarrow {AB} } \right) = - A{B^2} = - {a^2}.\]

b) \[\left( {\overrightarrow {AB} + \overrightarrow {BD} } \right) \cdot \left( {\overrightarrow {BD} + \overrightarrow {BC} } \right)\]

 \[ = \overrightarrow {AB} \cdot \overrightarrow {BD} + \overrightarrow {AB} \cdot \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {AD} \cdot \overrightarrow {BD} + \overrightarrow {AD} \cdot \overrightarrow {BC} \]

\[ = - {a^2} - \overrightarrow {BA} \cdot \overrightarrow {BC} + \overrightarrow {DA} \cdot \overrightarrow {DB} + A{D^2}\]

\[ = - 0 + DA \cdot DB \cdot \cos 45\]

\[ = a \cdot a\sqrt 2 \cdot \frac{{\sqrt 2 }}{2} = {a^2}.\]

Câu 31

Cho phân số \[\frac{9}{{34}}.\] Hãy tìm số tự nhiên m sao cho khi đem cả tử số và mẫu số của phân số đã có trừ đi số m ta được phân số mới. Rút gọn phân số mới ta được phân số \[\frac{1}{6}.\]

Lời giải

Lời giải:

Hiệu của tử và mẫu là: 

         34 ‒ 9 = 25

Khi bớt ở cả tử và mẫu cùng 1 số m thì hiệu của chúng ko thay đổi.

Tỉ số của tử và mẫu sau khi bớt m là \[\frac{1}{6}\].

Tử số sau khi bớt m là: 

       25 : (6 ‒ 1) = 5.

Số m để bớt cả tử và mẫu để rút gọn bằng \[\frac{1}{6}\] là: 95 = 4.

Vậy số tự nhiên m = 4.

Câu 32

Cho tam giác ABC có A(‒1; 0), B(4; 0), C(0; m), m ≠ 0. Gọi G là trọng tâm của tam giác ABC. Xác định m để tam giác GAB vuông tại G.

Lời giải

Lời giải:

Xác định m để tam giác GAB vuông tại G. (ảnh 1) 

Xác định (xG; yG) là tọa độ của điểm G.

Theo công thức tính trọng tâm tam giác ta có: \[\left\{ \begin{array}{l}{x_G} = \frac{{ - 1 + 4 + 0}}{3} = 1\\{y_G} = \frac{{0 + 0 + m}}{3} = \frac{m}{3}\end{array} \right.\]

 

Vậy \[G\left( {1;\frac{m}{3}} \right).\]

Do \[\widehat {AGB} = 90^\circ \] hay \[BG \bot AG\] nên \[\overrightarrow {BG} \cdot \overrightarrow {AG} = 0\] (1)

Ta có \[\overrightarrow {BG} = \left( {1 - 4;\frac{m}{3} - 0} \right) = \left( { - 3;\frac{m}{3}} \right)\]\[\overrightarrow {AG} = \left( {1 + 1;\frac{m}{3} - 0} \right) = \left( {2;\frac{m}{3}} \right)\]

Khi đó \[\overrightarrow {BG} \cdot \overrightarrow {AG} = \frac{{{m^2}}}{9} - 6\]   (2)

Thay (2) vào (1) ta có:

\[\frac{{{m^2}}}{9} - 6 = 0\]

m2 = 54

\[m = 3\sqrt 6 \] hoặc \[m = - 3\sqrt 6 \]

Vậy có 2 giá trị của m cần tìm là \[m = 3\sqrt 6 ,\,\,m = - 3\sqrt 6 .\]

Câu 33

Cho tam giác ABC biết \[\widehat {A\,}:\widehat {B\,}:\widehat {C\,} = 3:5:7.\] So sánh các cạnh của tam giác ABC.

Lời giải

Lời giải:

Theo đề bài ta có: \[\widehat {A\,}:\widehat {B\,}:\widehat {C\,} = 3:5:7.\]

Suy ra \[\frac{{\widehat {A\,}}}{3} = \frac{{\widehat {B\,}}}{5} = \frac{{\widehat {C\,}}}{7}\]\[\widehat {A\,} + \widehat {B\,} + \widehat {C\,} = 180^\circ \]

Áp dụng tính chất của dãy tỉ số bằng nhau \[\frac{{\widehat {A\,}}}{3} = \frac{{\widehat {B\,}}}{5} = \frac{{\widehat {C\,}}}{7} = \frac{{\widehat {A\,} + \widehat {B\,} + \widehat {C\,}}}{{3 + 5 + 7}} = \frac{{180^\circ }}{{15}} = 12^\circ \]

Suy ra:

\[\frac{{\widehat {A\,}}}{3} = 12^\circ \] nên \[\widehat {A\,} = 36^\circ ;\]

\[\frac{{\widehat {B\,}}}{5} = 12^\circ \] nên \[\widehat {B\,} = 60^\circ ;\]

\[\frac{{\widehat {C\,}}}{7} = 12^\circ \] nên \[\widehat {C\,} = 84^\circ .\]

Do đó \[\widehat {A\,} < \widehat {B\,} < \widehat {C\,}\] nên BC < AC < AB.

Câu 34

Cho tam giác ABC đường cao AH, BK (H thuộc BC, K thuộc AC). Kẻ HM vuông góc với AC (M thuộc AC).

a) Chứng minh tam giác CHM đồng dạng với tam giác CAH.

b) Chứng minh BC2 = 2CK.CA.

Lời giải

Lời giải:

a) Chứng minh tam giác CHM đồng dạng với tam giác CAH. (ảnh 1) 

a) Xét ∆CHM vuông tại M và ∆CAH vuông tại H có:

\[\widehat {HCM}\] là góc chung

Do đó: ∆CHM ∆CAH (g.g).

b) Xét ∆ABC cân tại A có AH là đường cao nên AH đồng thời là đường trung tuyến, suy ra H là trung điểm của BC.

Xét ∆CKB vuông tại K và ∆CHA vuông tại H có:

\[\widehat {KCB}\] là góc chung

Do đó: ∆CKB ∆CHA (g.g)

Suy ra \[\frac{{CK}}{{CH}} = \frac{{CB}}{{CA}}\]​ hay CK.CA = CH.CB

Khi đó, CB.2.CH = 2.CK.CA hay CB2 = 2CK.CA.

Câu 35

Cho tam giác ABC cân tại A và M là trung điểm của BC.

a) Chứng minh rằng ∆AMB = ∆AMC.

b) Chứng minh AM là tia phân giác của góc BAC.

c) Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho MD = MA. Chứng minh rằng AB // CD.

Lời giải

Lời giải:

a) Chứng minh rằng ∆AMB = ∆AMC. (ảnh 1) 

a) Xét ∆AMB ∆AMC có:

AB = AC (do ∆ABC cân tại A);

MB = MC (do M là trung điểm của BC);

AM là cạnh chung

Do đó ∆AMB = ∆AMC (c.c.c).

b) Do ∆AMB = ∆AMC nên \(\widehat {MAB} = \widehat {AMC}\) (hai góc tương ứng).

Do đó AM là tia phân giác của góc BAC.

c) Xét ∆AMB và ∆DMC có:

MA = MD; \(\widehat {AMB} = \widehat {DMC}\) (đối đỉnh); MB = MC

Do đó ∆AMB = ∆DMC (c.g.c).

Suy ra \(\widehat {MAB} = \widehat {MDC}\) (hai góc tương ứng)

Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên AB // CD.

Câu 36

Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn và 3 đường cao AD, BE, CF.

a) Chứng minh tam giác ABE đồng dạng với tam giác ACF.

b) Chứng minh: CD.CB = CE.CA.

Lời giải

Lời giải:

a) Chứng minh tam giác ABE đồng dạng với tam giác ACF. (ảnh 1) 

a) Xét ∆ABE và ∆ACF có:

\[\widehat A\] là góc chung

\[\widehat {AEB} = \widehat {{\rm{AF}}C} = 90^\circ \]

Suy ra ∆ABE ∆ACF (g.g).

b) Xét tam giác CEB và tam giác CDA có:

\[\widehat C\] là góc chung

\(\widehat {CEB} = \widehat {CDA} = 90^\circ \)

Suy ra ∆CEB ∆CDA (g.g)

Suy ra \[\frac{{CE}}{{CD}} = \frac{{CB}}{{CA}}\]

Suy ra CD.CB = CE.CA.

Câu 37

Cho tam giác ABC có \(\widehat {A\,} = 60^\circ .\) Vẽ ra ngoài của tam giác hai tam giác đều AMB và ANC.

a) Chứng minh rằng 3 điểm A, M, N thẳng hàng.

b) Chứng minh BN = CM.

Lời giải

Lời giải:

a) Chứng minh rằng 3 điểm A, M, N thẳng hàng. (ảnh 1) 

a) Vì ∆AMB đều nên \(\widehat {MAB} = 60^\circ .\)

Vì ∆ANC đều nên \(\widehat {NAC} = 60^\circ .\)

Ta có: \[\widehat {MAN} = \widehat {MAB} + \widehat {BAC} + \widehat {NAC}\]

Suy ra \(\widehat {MAN} = 60^\circ + 60^\circ + 60^\circ = 180^\circ \)

Do đó M, A, N thẳng hàng.

b) Ta có:

\(\widehat {MAC} = \widehat {MAB} + \widehat {BAC} = 60^\circ + 60^\circ = 120^\circ \)

\(\widehat {NAB} = \widehat {NAC} + \widehat {BAC} = 60^\circ + 60^\circ = 120^\circ \)

Suy ra \[\widehat {MAC} = \widehat {NAB}\]

Xét ∆MAC và ∆BAN có:

MA = AB (do tam giác AMB đều)

\[\widehat {MAC} = \widehat {NAB}\] (cmt)

AC = NA (do tam giác ANC đều)

Do đó ∆MAC = ∆BAN (c.g.c)

Suy ra MC = BN (hai cạnh tương ứng).

Câu 38

Cho tam giác ABC có trung tuyến AM. Trên cạnh AC lấy hai điểm E và F sao cho AE = EF = FC, BE cắt AM tại N. Chứng minh \[\overrightarrow {NA} \]\[\overrightarrow {NM} \] là hai vectơ đối nhau.

Lời giải

Lời giải:

cho tam giác abc có trung tuyến am (ảnh 1) 

Kẻ đoạn thẳng MF.

Do AE = EF nên E là trung điểm của AF.

Do EF = FC nên F là trung điểm EC.

Trong tam giác ABC có AM là đường trung tuyến nên M là trung điểm của BC.

Vì vậy: MF là đường trung bình của tam giác BEC nên MF // BE.

Trong tam giác AMF có E là trung điểm của AF, BE // MF nên BE đi qua trung điểm của AM hay N là trung điểm của AM.

Vì vậy \[\overrightarrow {NA} \]\[\overrightarrow {NM} \] là hai vectơ đối nhau.

Câu 39

Cho tam giác ABC. Gọi M là trung điểm của BC, gọi N là trung điểm của AB. Biết diện tích tam giác AMN bằng 6 cm2. Tính diện tích tam giác ABC.

Lời giải

Lời giải:

Tính diện tích tam giác ABC. (ảnh 1) 

Kẻ MK AB.

\[{S_{AMN}} = \frac{1}{2} \cdot MK \cdot AN\]

\[{S_{ABM}} = \frac{1}{2} \cdot MB.AB\]

Do đó \[\frac{{{S_{AMN}}}}{{{S_{ABM}}}} = \frac{{AN}}{{AB}} = \frac{1}{2}\] (do N là trung điểm của AB)

Suy ra SABM = 2SAMN = 2.6 = 12 (cm2).

Chứng minh tương tự, ta cũng có:

\[\frac{{{S_{ABM}}}}{{{S_{ABC}}}} = \frac{{BM}}{{BC}} = \frac{1}{2}\] (do M là trung điểm của BC)

Suy ra SABC = 2SABM = 2.12 = 24 (cm2).

Câu 40

Cho tam giác ABC nhọn, lấy điểm M là trung điểm của cạnh AB, lấy điểm N là trung điểm của cạnh AC. Trên tia đối của tia NM lấy điểm Qsao cho NM = NQ. Chứng minh rằng:

a) Hai tam giác AMN và CQN bằng nhau.

b) MB song song với QC.

c) \[MN = \frac{1}{2}BC.\]

Lời giải

Lời giải:

a) Hai tam giác AMN và CQN bằng nhau. (ảnh 1) 

a) Xét ∆AMN và ∆CQN có:

AN = NC (do N là trung điểm của AC)

\[\widehat {ANM} = \widehat {CNQ}\] (đối đỉnh)

NM = NQ (gt)

Do đóAMN = ∆CQN (c-g-c).

b) Do ∆AMN = ∆CQN (câu a)

Suy ra \[\widehat {MAN} = \widehat {NCQ}\] (hai góc tương ứng)

\[\widehat {MAN},\,\,\widehat {NCQ}\] là hai góc so le trong nên AM // CQ

Suy ra MB // CQ.

c) Do ∆AMN = ∆CQN (câu a)

Suy ra AM = CQ (hai cạnh tương ứng)

Mà AM = MB (do M là trung điểm của AB) nên MB = CQ

Do BM // CQ (câu b) nên \[\widehat {BMC} = \widehat {QCM}\] (so le trong)

Xét ∆BMC và ∆QCM có:

BM = CQ,

\[\widehat {BMC} = \widehat {QCM}\],

CM là cạnh chung

Do đóBMC = ∆QCM (c-g-c)

Suy ra BC = MQ (hai cạnh tương ứng)

Do NM = NQ nên \[MN = \frac{1}{2}MQ\]

Mà BC = MQ (cmt) nên \[MN = \frac{1}{2}BC.\]

Câu 41

Cho tam giác ABC nhọn có AB < AC. Các đường cao BE, CF cắt nhau tại H. Gọi M là trung điểm của BC. Từ B kẻ đường thẳng vuông góc với AB và từ C kẻ đường thẳng vuông góc với AC, hai đường thẳng này cắt nhau tại K.

a) Chứng minh BHCK là hình bình hành.

b) Chứng minh H, M, K thẳng hàng.

c) Chứng minh tam giác MEF là tam giác cân.

Lời giải

Lời giải:

a) Chứng minh BHCK là hình bình hành. (ảnh 1) 

a) Ta có CF AB, KB AB nên CF // KB

              BE AC, KC AC nên KC // BE

Xét tứ giác HBKC có: CF // KB, KC // BE

Suy ra HBKC là hình bình hành.

b) Vì HBKC là hình bình hành nên hai đường chéo BC và HK cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường

Mà M là trung điểm của BC nên M cũng là trung điểm của HK

Suy ra 3 điểm M, H, K thẳng hàng.

c) Xét ∆BFC vuông tại F có FM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC

Suy ra FM = BM = CM (1)

Xét ∆BEC vuông tại E có EM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC

Suy ra EM = BM = CM (2)

Từ (1) và (2) suy ra ∆FEM cân tại M.

Câu 42

Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), gọi M là trung điểm của BC. Qua M kẻ các đường thẳng song song với AB, AC cắt AC và AB lần lượt tại N và P.

a) Chứng minh ANMP là hình chữ nhật.

b) Gọi Q là điểm đối xứng với M qua N. Chứng minh tam giác AMCQ là hình thoi.

Lời giải

Lời giải:

a) Chứng minh ANMP là hình chữ nhật. (ảnh 1) 

a) Xét tứ giác ANMP có AN // MP và AP // MN

Do đó ANMP là hình bình hành

Hình bình hành ANMP có \[\widehat {NAP} = 90^\circ \] nên ANMP là hình chữ nhật.

b) Xét ∆ABC có M là trung điểm của BC và MN // AB

Do đó N là trung điểm của AC

Ta có ∆ABC vuông tại A có AM là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền nên MA = MC.

Xét tứ giác AMCQ có N là trung điểm chung của AC và MQ

Suy ra AMCQ là hình bình hành

Hình bình hành AMCQ có MA = MC nên AMCQ là hình thoi.

Câu 43

Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), đường cao AH.

a) Chứng minh tam giác ABH đồng dạng với tam giác ABC.

b) Chứng minh AH2 = HB.HC.

c) Trên tia HC, lấy điểm D sao cho HD = HA. Từ D vẽ đường thẳng song song AH cắt AC tại E. Chứng minh AE = AB.

Lời giải

Lời giải:

a) Chứng minh tam giác ABH đồng dạng với tam giác ABC. (ảnh 1) 

a) Xét ∆HBA vuông tại H và ∆ABC vuông tại A có \[\widehat {HBA}\] chung

Do đó: ∆HBA ABC (g.g).

b) Xét ∆HAB vuông tại H và ∆HCA vuông tại H có:

\[\widehat {HAB} = \widehat {HCA}\left( { = 90^\circ - \widehat {ABC}} \right)\]

Do đó: ∆HAB HCA

Suy ra \[\frac{{HA}}{{HC}} = \frac{{HB}}{{HA}}\] nên HA2 = HB.HC.

c) Ta có: ED // AH và AH BC nên ED BC

Xét ∆HAD vuông tại H có HA = HD nên ∆HAD vuông cân tại H. Suy ra \[\widehat {ADB} = 45^\circ .\]

Xét tứ giác EDBA có \[\widehat {EDB} = \widehat {EAB} = 90^\circ \] nên hai điểm D, A cùng nằm trên đường tròn đường kính EB, hay tứ giác EDBA là tứ giác nội tiếp.

Suy ra \[\widehat {AEB} = \widehat {ADB} = 45^\circ \] (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AB)

Xét ΔAEB vuông tại A có \(\widehat {AEB} = 45^\circ \) nên ΔAEB vuông cân tại A

Suy ra AE = AB.

Câu 44

Cho tam giác ABC vuông tại A đường cao AH (H BC). Biết AB = 3 cm, AC = 4 cm.

a) Chứng minh ∆HBA ∆ABC.

b) Tính độ dài đường cao AH.

c) Đường phân giác của \(\widehat {ABC}\) cắt AH, AC lần lượt tại M, N. Chứng minh MA.NA = MH.NC.

Lời giải

Lời giải:

a) Chứng minh ∆HBA ᔕ ∆ABC. (ảnh 1) 

a) Xét ΔHBA vuông tại H và ΔABC vuông tại A có \[\widehat {HBA}\] chung

Do đó: ΔHBA ΔABC (g.g).

b) Xét ΔABC vuông tại A, theo định lí Pythagore, ta có:

AB2 + AC2 = BC2

Suy ra \[BC = \sqrt {{3^2} + {4^2}} = 5\] (cm).

Vì ΔHBA ΔABC (câu a) nên \[\frac{{BA}}{{BC}} = \frac{{HB}}{{AB}} = \frac{{HA}}{{AC}}\] (1)

Suy ra \[HA = \frac{{AB \cdot AC}}{{BC}} = \frac{{3 \cdot 4}}{5} = 2,4\] (cm).

c) Xét ΔABC có BN là phân giác nên \[\frac{{BA}}{{BC}} = \frac{{NA}}{{NC}}\] ​(2)

Xét ΔBHA có BM là phân giác nên \[\frac{{BH}}{{BA}} = \frac{{MH}}{{MA}}\] ​(3)

Từ (1), (2), (3) suy ra \[\frac{{NA}}{{NC}} = \frac{{MH}}{{MA}}\]

Suy ra MA.NA = MH.NC.

Câu 45

Cho tam giác ABC vuông tại A và AH vuông góc với BC (H thuộc BC).

a) Chứng minh \[\widehat {BAH} = \widehat {BCA}.\]

b) Tia phân giác của \[\widehat {BAH}\] cắt CH tại K. Chứng minh \[\widehat {AKH} = \widehat {CAK}.\]

Lời giải

Lời giải:

Cho tam giác ABC vuông tại A và AH vuông góc với BC (H thuộc BC). (ảnh 1) 

a) Ta có \(\widehat {BAH} + \widehat {B\,} = 90^\circ \) (ΔHBA vuông tại H)

              \(\widehat {BCA} + \widehat {ABC} = 90^\circ \) (ΔABC vuông tại A)

Suy ra \(\widehat {BAH} = \widehat {BCA}\).

b) Ta có: \(\widehat {BAK} + \widehat {CAK} = \widehat {BAC} = 90^\circ \)

               \(\widehat {AKH} + \widehat {KAH} = 90^\circ \) (ΔKHA vuông tại H)

\[\widehat {BAK} = \widehat {KAH}\] (AK là phân giác của góc HAC)

Nên \[\widehat {AKH} = \widehat {CAK}.\]

Câu 46

Cho tam giác ABC, D là trung điểm của BC. Trên AD lấy điểm E sao cho AE gấp đôi ED. Nối B với E và kéo dài cắt AC tại G. Chứng minh G là trung điểm của AC.

Lời giải

Lời giải:

Chứng minh G là trung điểm của AC. (ảnh 1) 

Do D là trung điểm của BC nên AD là trung tuyến ứng với cạnh BC

Mà AE = 2ED suy ra \[AE = \frac{2}{3}AD\]

Do đó E là trọng tâm ∆ABC.

Suy ra BE là trung tuyến ứng với cạnh AC hay BG là trung tuyến

Vậy G là trung điểm của AC.

Câu 47

Cho tam giác DEF cân tại D. Trên cạnh DE và DF lần lượt lấy 2 điểm H và K sao cho DH = DK. Gọi giao điểm của EK và FH là O. Chứng minh rằng:

a) EK = FH.

b) ∆HOE = ∆KOF.

c) DO EF.

Lời giải

Lời giải:

Chứng minh rằng:  a) EK = FH. (ảnh 1) 

a) Ta có HE = DE ‒ DH

              KF = DF ‒ DK

Mà DH = DK và DE = DF (do ∆DEF cân tại D)

Suy ra HE = KF

Xét ∆HEF và ∆KFE có:

HE = KF (cmt)

\[\widehat {HEF} = \widehat {KFE}\] (∆DEF cân tại D)

EF là cạnh chung

Do đóHEF = ∆KFE (c-g-c)

Suy ra FH = EK (2 cạnh tương ứng)

b) Theo câu a có ∆HEF = ∆KFE suy ra \[\widehat {{\rm{OEF}}} = \widehat {OFE}\] (2 góc tương ứng)

Xét ∆OEF có \[\widehat {{\rm{OEF}}} = \widehat {OFE}\] nên OEF cân tại O

Do đó OE = OF

Ta có: \[\widehat {{\rm{HEF}}} - \widehat {{\rm{O}}EF} = \widehat {HEO}\]

      và \[\widehat {KFE} - \widehat {{\rm{OF}}E} = \widehat {KFO}\]

Lại có: \[\widehat {HEF} = \widehat {KFE}{\rm{;}}\widehat {{\rm{OF}}E} = \widehat {OFE}\] (cmt)

Suy ra \[\widehat {HEO} = \widehat {KFO}\]

Xét ∆HEO và ∆KFO có:

OE = OF (cmt)

\[\widehat {HEO} = \widehat {KFO}\] (cmt)

HE = KF ( theo a)

Do đó ∆HEO = ∆KFO (c-g-c)

c) Gọi A là giao điểm của DO và EF.

Theo câu b có ∆HEO = ∆KFO nên HO = OK ( 2 cạnh tương ứng )

Xét ∆HDO và ∆KDO có:

DH = DK (gt)

HO = OK (cmt)

DO là cạnh chung

Do đó ∆HDO = ∆KDO (c-c-c)

Xét ∆DCE và ∆DCF có:

DE = DF (∆DEF cân tại D)

\[\widehat {EDC} = \widehat {D{\rm{EF}}}\] (cmt)

DC là cạnh chung 

Do đó ∆DCE = ∆DEF (c-g-c)

Suy ra \[\widehat {DCE} = \widehat {{\rm{DEF}}}\] (2 góc tương ứng)

Khi đó, \(\widehat {DCE} = \widehat {DCF} = \frac{{180^\circ }}{2} = 90^\circ \) hay DO  EF.

Câu 48

Cho tam giác MNP vuông tại M đường cao MH, phân giác MD. Biết MN = 18 cm, MP = 24 cm. Tính độ dài NH, MH, HD.

Lời giải

Lời giải:

Tính độ dài NH, MH, HD. (ảnh 1)

Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác vuông MNP tại M có:

NP2 = MN2 + MP2

Suy ra \[NP = \sqrt {M{N^2} + M{P^2}} = \sqrt {{{18}^2} + {{24}^2}} = 30\] (cm).

Ta có \({S_{MNP}} = \frac{1}{2}MN \cdot MP = \frac{1}{2}MH \cdot NP\)

Suy ra \[MH = \frac{{MN \cdot MP}}{{NP}} = \frac{{18 \cdot 24}}{{30}} = 14,4\] (cm).

Xét ∆MNH và ∆PNM có:

\[\widehat {MHN} = \widehat {PMN} = 90^\circ \]\[\widehat N\] là góc chung

Do đó ∆MNH ∆PNM (g.g).

Suy ra \(\frac{{NH}}{{NM}} = \frac{{MN}}{{PN}}\) nên \[NH = \frac{{M{N^2}}}{{NP}} = \frac{{{{18}^2}}}{{30}} = 10,8\] (cm).

Xét ∆MNP có MD là đường phân giác của góc NMP nên \(\frac{{MN}}{{MP}} = \frac{{DN}}{{DP}}\) (tính chất đường phân giác)

Suy ra \(\frac{{MN}}{{MP + MN}} = \frac{{DN}}{{DP + DN}}\) (tính chất tỉ lệ thức)

Hay \(\frac{{MN}}{{MP + MN}} = \frac{{DN}}{{NP}}\)

Do đó \(\frac{{18}}{{24 + 18}} = \frac{{DN}}{{30}}\) nên \(DN = \frac{{30 \cdot 18}}{{24 + 18}} = \frac{{90}}{7}\) (cm).

Lại có DN = DH + HN

Suy ra \(HD = DN - NH = \frac{{90}}{7} - 10,8 = \frac{{72}}{{35}}\) (cm).

Câu 49

Cho tam giác ABC là tam giác nhọn cân tại A. Kẻ hai đường cao BH và CK.

a) Chứng minh rằng đường tròn tâm O đường kính BC đi qua K và H.

b) Chứng minh rằng cung BH bằng cung CK.

c) Tính số đo cung KH nếu \[\widehat {BAC} = 40^\circ .\]

Lời giải

Lời giải:

a) Chứng minh rằng đường tròn tâm O đường kính BC đi qua K và H. (ảnh 1) 

a) Vì ΔBHC vuông tại H nên H nằm trên đường tròn đường kính BC

Do đó H nằm trên (O) đường kính BC.

Vì ΔBKC vuông tại K nên K nằm trên đường tròn đường kính BC

Do đó K nằm trên (O) đường kính BC.

b) Xét ΔKBC vuông tại K và ΔHCB vuông tại H có:

BC là cạnh chung

\[\widehat {KBC} = \widehat {HCB}\] (ΔABC cân tại A)

Do đó: ΔKBC = ΔHCB (cạnh huyền – góc nhọn)

Xét (O) có:

\[\widehat {KCB}\] là góc nội tiếp chắn cung BK

\[\widehat {HBC}\] là góc nội tiếp chắn cung HC

\[\widehat {KCB} = \widehat {HBC}\] nên 

 c) Xét ∆ABH vuông tại H, ta có: \[\widehat {ABH} + \widehat {BAH} = 90^\circ \]

Suy ra \[\widehat {ABH} = 90^\circ - \widehat {BAH} = 90^\circ - 40^\circ = 50^\circ .\]

Lại có \(\widehat {KBH}\) là góc nội tiếp chắn cung KH của đường tròn (O)

Câu 50

Cho tam giác nhọn ABC, các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H. Gọi P là giao điểm của BE và DF. Chứng minh rằng:

a) H là giao điểm của 3 đường phân giác của tam giác DEF.

b) \[\frac{{HP}}{{HE}} = \frac{{BP}}{{BE}}.\]

Lời giải

Lời giải:

a) H là giao điểm của 3 đường phân giác của tam giác DEF. (ảnh 1) 

 a) Xét tứ giác BFHD có: \(\widehat {BFH} = \widehat {BDH} = 90^\circ \)

Suy ra BFHD là tứ giác nội tiếp, do đó \[\widehat {FDH} = \widehat {FBH}\] (hai góc nội tiếp cùng chắn cung HF)

Xét tứ giác CEHD có \(\widehat {CEH} = \widehat {CDH} = 90^\circ \)

Suy ra CEHD là tứ giác nội tiếp, do đó \[\widehat {EDH} = \widehat {ECH}\] (hai góc nội tiếp cùng chắn cung EH)

Mà góc \[\widehat {FBH} = \widehat {ECH}\] (cùng phụ với góc BAC)

Nên \[\widehat {FDH} = \widehat {EDH}\]

Suy ra DH là phân giác của \[\widehat {FDE}\].

Chứng minh tương tự, ta có EH là tia phân giác của \(\widehat {FED}\)

Do đó H là giao điểm của 3 đường phân giác của tam giác DEF.

b) Xét ∆DPEA có DH là phân giác của \[\widehat {PDE}\] nên \[\frac{{HP}}{{HE}} = \frac{{DP}}{{DE}}.\]

Lại có DH DB nên DB là tia phân giác của góc ngoài của ∆PDE tại đỉnh D.

Do đó \(\frac{{DP}}{{DE}} = \frac{{BP}}{{BE}}\)

Suy ra \[\frac{{HP}}{{HE}} = \frac{{BP}}{{BE}}.\]

Câu 51

Cho tam giác OAB vuông cân tại O, cạnh OA = 4 cm. Tính \[\left| {2\overrightarrow {OA} - \overrightarrow {OB} } \right|.\]

Lời giải

Lời giải:

cho tam giác oab vuông cân tại o (ảnh 1) 

Đặt \[a = \left| {2\overrightarrow {OA} - \overrightarrow {OB} } \right|\] (cm, a > 0).

\[{a^2} = 4{\left( {\overrightarrow {OA} } \right)^2} + {\left( {\overrightarrow {OB} } \right)^2} - 4\overrightarrow {OA} \cdot \overrightarrow {OB} \]

a2 = 4OA2 + OB2 – 0 (do OA OB nên \[\overrightarrow {OA} \cdot \overrightarrow {OB} = 0)\]

a2 = 4.42 + 42 = 42.5

Suy ra \[a = 4\sqrt 5 \] (cm).

Vậy \[\left| {2\overrightarrow {OA} - \overrightarrow {OB} } \right| = 4\sqrt 5 \] cm.

Câu 52

Cho các tập hợp A = {0; 3; 4; 6}. Số tập hợp con gồm 2 phần tử của A là:

A. 12.

B. 8.

C. 10.

D. 6.

Lời giải

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Có 6 tập con gồm 2 phần tử của A là:

{0; 3}; {0; 4}; {0; 6}; {3; 4}; {3; 6}; {4; 6}.

Câu 53

Chọn phát biểu sai:

A. Một điểm có thể thuộc đồng thời nhiều đường thẳng.

B. Với một đường thẳng a cho trước, có những điểm thuộc a và có những điểm không thuộc a.

C. Trên đường thẳng chỉ có một điểm.

D. Một điểm có thể thuộc đồng thời hai đường thẳng.

Lời giải

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Trên đường thẳng có vô số điểm. Do đó phát biểu ở phương án C là sai.

Câu 54

Chữ B có trục đối xứng không?

Lời giải

Lời giải:

Chữ B không có trục đối xứng.

Câu 55

Kể tên một vài kiểu chữ in hoa có 1 trục đối xứng, 2 trục đối xứng

Lời giải

Lời giải:

Chữ in hoa có 1 trục đối xứng là: A, V, U, ...

Chữ in hoa có 2 trục đối xứng là: X, O, …

Câu 56

Chữ H có tâm đối xứng không?

Lời giải

Lời giải:

Chữ H có tâm đối xứng là điểm O (hình vẽ):

Chữ H có tâm đối xứng không? (ảnh 1)

Câu 57

Chữ N có tâm đối xứng không?

Lời giải

Lời giải:

Chữ N có tâm đối xứng như hình vẽ dưới đây:

Chữ N có tâm đối xứng không? (ảnh 1)

Câu 58

Muốn tính chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật ta làm như thế nào?

Lời giải

Lời giải:

Chu vi đáy = (chiều dài + chiều rộng) × 2.

Câu 59

Tính nửa chu vi hình tròn biết đường kính hình tròn là 6 cm.

Lời giải

Lời giải:

Chu vi hình tròn là:

6 × 3,14 = 18,84 (cm)

Nửa chu vi hình tròn là:

18,84 : 2 = 9,42 (cm)

      Đáp số : 9,42 cm.

Câu 60

Chữ Z có trục đối xứng không?

Lời giải

Lời giải:

Chữ Z không có trục đối xứng.

Câu 61

Có bao nhiêu cách chứng minh 3 đường thẳng đồng quy?

Lời giải

Lời giải:

Một số cách chứng minh 3 đường thẳng đồng quy

1. Tìm giao của hai đường thẳng, sau đó chứng minh đường thẳng thứ ba đi qua giao điểm đó.

2. Chứng minh một điểm thuộc ba đường thẳng đó.

3. Sử dụng tính chất đồng quy trong tam giác:

* Ba đường thẳng chứa các đường trung tuyến.

* Ba đường thẳng chứa các đường phân giác.

* Ba đường thẳng chứa các đường trung trực.

* Ba đường thẳng chứa các đường các đường cao.

4. Sử dụng tính chất các đường thẳng định ra trên hai đường thẳng song song những đoạn thẳng tỷ lệ.

5. Sử dụng chứng minh phản chứng

6. Sử dụng tính thẳng hàng của các điểm

7. Chứng minh các đường thẳng đều đi qua một điểm.

Câu 62

Trình bày các cách chứng minh tam giác cân.

Lời giải

Lời giải:

Chứng minh tam giác là tam giác cân, ta có thể chứng minh:

- Tam giác có hai cạnh bằng nhau.

- Tam giác có hai góc bằng nhau.

- Tam giác có hai trong bốn đường: đường trung tuyến, đường trung trực, đường cao, đường phân giác cùng xuất phát từ một đỉnh.

Câu 63

Trình bày cách chứng minh tam giác đều.

Lời giải

Lời giải:

Chứng minh tam giác là tam giác cân, ta có thể chứng minh:

- Chứng minh tam giác có 3 cạnh bằng nhau 

- Chứng minh tam giác có 3 góc bằng nhau 

- Chứng minh tam giác có 2 góc bằng 60°

- Chứng minh tam giác cân có 1 góc bằng 60°

Câu 64

Trình bày cách chứng minh tia phân giác.

Lời giải

Lời giải:

Chứng minh tia Oz là tia phân giác của \[\widehat {xOy}\]:

Cách 1: Chứng minh \[\widehat {xOz} = \widehat {yOz}\] và Oz nằm giữa hai tia Ox và Oy.

Cách 2: Chứng minh \[\widehat {xOz} = \widehat {yOz} = \frac{{\widehat {xOy}}}{2}\]

Câu 65

Trình bày cách chứng minh trung điểm.

Lời giải

Lời giải:

Chứng minh M là trung điểm của AB:

Cách 1: Chứng minh MA = MBđiểm M nằm giữa hai điểm A, B.

Cách 2: Chứng minh \(MA = MB = \frac{1}{2}AB\).

Câu 66

Để chuyển từ phân số sang số thập phân ta làm thế nào?

Lời giải

Lời giải:

Để chuyển phân số sang phân số thập phân, ta phải nhân cả tử và mẫu số của phân số đó với cùng một số, mà sau đó phân số mới bằng phân số ban đầu và mẫu của phân số mới là 10; 100; 1000;....

Câu 67

cm3 là gì?

Lời giải

Lời giải:

cm3 là xăng ti mét khối, là đơn vị đo thể tích.

Câu 68

Có 3 xe chở gạo, xe thứ nhất chở được 3,8 tấn; xe thứ hai chở được 4,3 tấn; xe thứ 3 chở được 4,5 tấn. Hỏi trung bình mỗi xe chở được bao nhiêu tạ gạo, bao nhiêu tấn gạo?

Lời giải

Lời giải:

rung bình mỗi xe chở được:

(4,3 + 4,5 + 3,8) : 3 = 4,2 (tấn gạo)

Đổi 4,2 tấn = 42 tạ.

Đáp số : 4,2 tấn gạo;

              42 tạ gạo.

Câu 69

Một năm có bao nhiêu ngày?

Lời giải

Lời giải:

Một năm có 365 ngày

Năm nhuận có 366 ngày.

Câu 70

Có bao nhiêu số lẻ có 2 chữ số?

Lời giải

Lời giải:

Số lẻ lớn nhất có 2 chữ số là 99 

Số lẻ bé nhất có 2 chữ số là 11

Số số lẻ có 2 chữ số là: (99 ‒ 11) : 2 + 1 = 45.

Câu 71

Có bao nhiêu số tự nhiên có 2 số? Tính tổng của chúng.

Lời giải

Lời giải:

Số tự nhiên nhỏ nhất có 2 chữ số là: 10

Số tự nhiên lớn nhất có 2 chữ số là: 99

Số lượng số tự nhiên có 2 chữ số là:

(99 ‒ 10) : 1 + 1 = 90 (số) 

Tổng của các số tự nhiên có 2 chữ số là:

(99 + 10) × 90 : 2 = 4905. 

Câu 72

Có bao nhiêu số tự nhiên từ 1 đến 20 không nguyên tố cùng nhau với số 15?

A. 11 số

B. 10 số

C. 9 số

D. 8 số

Lời giải

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Để tìm các số từ 1 đến 20 mà không nguyên tố cùng nhau với 15, ta tìm các số từ 1 đến 20 mà có ước chung lớn nhất với 15 lớn hơn 1.

Các số cần tìm là 3; 5; 6; 9; 10; 12; 15; 18; 20.

Câu 73

Có bao nhiêu tháng 28 ngày?

Lời giải

Lời giải:

Có 1 tháng có 28 ngày là tháng 2.

Câu 74

Cô Mai có 60 m lưới muốn rào một mảnh vườn hình chữ nhật để trồng rau. Biết rằng một cạnh là tường (nên không cần rào). Cô Mai chỉ cần rào ba cạnh còn lại của hình chữ nhật để làm vườn. Để diện tích mảnh vườn không ít hơn 400 m2 thì chiều rộng của vườn cần có giá trị nhỏ nhất là bao nhiêu?

Lời giải

Lời giải:

Gọi chiều rộng mảnh vườn là x (m) (x > 0)

Vì một cạnh là tường nên chiều dài lưới rào là 60m, do đó chiều dài mảnh vườn là 60 ‒ 2x (m)

Diện tích mảnh vườn là: S = x(60 ‒ 2x) = 60x ‒ 2x2

Theo đề bài diện tích mảnh vườn không ít hơn 400 m2, tức là S ≥ 400

2x2 ‒ 60x + 400 ≤ 0

x2 ‒ 30x + 200 ≤ 0

10 ≤ x ≤ 20

Vậy chiều rộng nhỏ nhất của vườn là 10 m để diện tích không nhỏ hơn 400 m2.

Câu 75

Muốn tính chiều rộng hình chữ nhật ta làm thế nào?

Lời giải

Lời giải:

Cách 1: Chiều rộng = Diện tích hình chữ nhật : chiều dài

Cách 2: Chiều rộng = Nửa chu vi hình chữ nhật – chiều dài.

Câu 76

Muốn tính chu vi mặt đáy hình hộp chữ nhật khi biết chiều cao và diện tích xung quanh ta làm thế nào?

Lời giải

Lời giải:

Vì chu vi mặt đáy hình chữ nhật × chiều cao = diện tích xung quanh 

Chu vi đáy = Diện tích xung quanh : cho chiều cao.

Câu 77

Công thức lũy thừa một tích, lũy thừa một thương.

Lời giải

Lời giải:

Lũy thừa 1 tích:

(a.b)n = an.bn

Lũy thừa của 1 thương:

(a : b)n = an : bn

Câu 78

Công thức tính số số hạng và tổng một dãy.

Lời giải

Lời giải:

Đối với dãy số cách đều, ta có:

Công thức tính số số hạng: (Số cuối ‒ số đầu) : khoảng cách + 1 

Công thức tính tổng: (Số cuối + số đầu) × khoảng cách : 2 

Câu 79

Cứ 5 ô tô tải như nhau chở được 15 tấn hàng. Hai đoàn xe vận tải có sức chở như thế. Đoàn thứ 1 có 12 xe, đoàn thứ 2 có 18 xe. Hỏi cả hai đoàn chở được bao nhiêu tấn hàng?

Lời giải

Lời giải:

1 xe chở được số hàng là:

15 : 5 = 3 (tấn)

Đoàn thứ 1 chở được số hàng là:

12 × 3 = 36 (tấn)

Đoàn thứ 2 chở được số hàng là:

18 × 3 = 54 (tấn)

Cả 2 đoàn chở được số hàng là

36 + 54 = 90 (tấn)

Đáp số: 90 tấn hàng.

Câu 80

Cửa hàng ban đầu bán một đôi giày giá 400 000 đồng. Lần thứ nhất hạ giá 12% giá ban đầu. Cuối năm lại tiếp tục hạ tiếp 10% giá trước đó. Hỏi sau hai lần hạ giá đôi giày đó giá bao nhiêu tiền?

Lời giải

Lời giải:

Số tiền đôi giày được giảm ở lần hạ giá thứ nhất là:

400000 : 100 × 12 = 48000 (đồng)

Giá tiền đôi giày sau lần hạ giá thứ nhất là:

400000 – 48000 = 352000 (đồng)

Số tiền đôi giày được giảm ở lần hạ giá thứ hai là:

352000 : 100 × 10 = 35200 (đồng)

Giá tiền đôi giày sau hai lần hạ giá là:

352000 – 35200 = 316800 (đồng)

Đáp số: 316800 đồng

Câu 81

Cửa hàng có số gạo tẻ nhiều hơn số gạo nếp là 1 tạ 50 kg. Sau khi bán đi 25 kg gạo mỗi loại thì còn lại lượng gạo nếp bằng \[\frac{2}{5}\] lượng gạo tẻ. Hỏi lúc đầu cửa hàng có bao nhiêu kg gạo mỗi loại?

Lời giải

Lời giải:

Đổi 1 tạ 50 kg = 150 kg

Sau khi bán đi đi 25kg gạo mỗi loại thì số gạo nếp vẫn nhiều hơn số gạo tẻ là 150kg.

Ta có sơ đồ sau khi bán mỗi loại 25kg gạo : 

Gạo tẻ    : |-----|-----|

Gạo nếp : |-----|-----|-----|-----|-----|

Hiệu số phần bằng nhau là : 5 ‒ 2 = 3 (phần)

Có số kg gạo tẻ lúc sau là : 150 : 3 × 2 = 100 (kg)

Có số kg gạo tẻ lúc đầu là : 100 + 25 = 125 (kg)

Có số kg gạo nếp lúc đầu là : 125 + 150 = 275 (kg)

         Đáp số: Gạo tẻ lúc đầu: 125 kg

                      Gạo nếp lúc đầu: 275 kg.

Câu 82

Đa thức là gì?

Lời giải

Lời giải:

Đa thức là một đơn thức hoặc một tổng của hai hay nhiều đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.

Câu 83

Dấu hiệu chia hết cho 2 là gì?

Lời giải

Lời giải:

Dấu hiệu chia hết cho 2 là các số có chữ số tận cùng chia hết cho 2.

Câu 84

Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 là gì?

Lời giải

Lời giải:

- Chia hết cho 2 thì chữ số tận cùng phải là: 0 hoặc 2 hoặc 4 hoặc 6 hoặc 8

- Chia hết cho 3 thì tổng các chữ số trong số đó phải chia hết cho 3

- Chia hết cho 5 thì chữ số tận cùng phải là: 0 hoặc 5

- Chia hết cho 9 thì tổng các chữ số trong số đó phải chia hết cho 9

Chú ý:

- Một số chia hết cho 9 thì chắc chắn chia hết cho 3

- Một số chia hết cho 3 thì chưa chắc chia hết cho 9

- Nếu chia hết cho cả 2, 3, 5 và 9 thì chữ số tận cùng là 0 và tổng các chữ số trong số đó phải chia hết cho 9.

Câu 85

Dấu hiệu chia hết cho 3?

Lời giải

Lời giải:

- Chia hết cho 3 thì tổng các chữ số trong số đó phải chia hết cho 3.

Câu 86

Dấu hiệu chia hết cho 3 và 5?

Lời giải

Lời giải:

Những số có chứ số tận cùng là 0; 5 và tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3 và 5.

Câu 87

Dấu hiệu chia hết cho 4?

Lời giải

Lời giải:

Những số có hai chữ số cuối tạo thành một số chia hết cho 4 thì số đó chia hết cho 4.

Câu 88

Dấu hiệu chia hết cho 5?

Lời giải

Lời giải:

Những số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.

Câu 89

Dấu hiệu chia hết cho 6?

Lời giải

Lời giải:

Các số chia hết cho 2 và 3 thì chia hết cho 6.

Câu 90

Dấu hiệu chia hết cho 8?

Lời giải

Lời giải:

3 chữ số cuối cùng bên phải tạo thanh một số chia hết cho 8  thì số đó chia hết cho 8.

Câu 91

Dấu hiệu chia hết cho 9?

Lời giải

Lời giải:

Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9.

Câu 92

Dãy số lẻ từ 1 đến 118 là: 1, 3, 5,..., 115, 117. Dãy số hạng trên có bao nhiêu số hạng?

Lời giải

Lời giải:

Dãy trên có số số hạng là:

(117 ‒ 1) : 2 + 1 = 59  (số)

Vậy từ 1 đến 118 có 59 số hạng.

Câu 93

Viết dãy số π đầy đủ.

Lời giải

Lời giải:

π = 3,1415926535897932384626433...

Câu 94

Tổng các chữ số từ 1 đến 1000 là bao nhiêu?

Lời giải

Lời giải:

Từ 1 đến 1000 có số số hạng là:

1000 ‒ 1 : 1 + 1 = 1000 (số)

Có số cặp là:

1000 : 2 = 500 

Tổng của 1 cập số là:

1000 + 1 = 1001 

Tổng của các số từ  1 đến 1000 là:

1001 × 500 = 500500

Đáp số: 500500. 

Câu 95

Tìm m để phương trình có 2 nghiệm phân biệt: \[\sqrt {{x^2} + mx + 2} = 2x + 1.\]

Lời giải

Lời giải:

Cách 1: Xét phương trình: \[\sqrt {{x^2} + mx + 2} = 2x + 1\]

Với \[x \ge - \frac{1}{2}\], ta có:

x2 + mx + 2 = (2x + 1)2

x2 + mx + 2 = 4x2 + 4x + 1

3x2 + (4 – m)x – 1 = 0

Phương trình trên có ∆ = (4 – m)2 – 4.3.(– 1) = (4 – m)2 + 12 > 0 với mọi m.

Như vậy, phương trình trên có hai nghiệm phân biệt x1, x2 với mọi m.

Theo định lí Viète, ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = \frac{{m - 4}}{3}\\{x_1}{x_2} = - \frac{1}{3}\end{array} \right.\)

Để phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt thì \[{x_1} \ge - \frac{1}{2},\,\,{x_2} \ge - \frac{1}{2}\]

Suy ra \[{x_1} + \frac{1}{2} \ge 0,\,\,{x_2} + \frac{1}{2} \ge 0\]

Do đó \[\left\{ \begin{array}{l}\left( {{x_1} + \frac{1}{2}} \right) + \left( {{x_2} + \frac{1}{2}} \right) \ge 0\\\left( {{x_1} + \frac{1}{2}} \right)\left( {{x_2} + \frac{1}{2}} \right) \ge 0\end{array} \right.\] hay \[\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} \ge - \frac{1}{4}\\{x_1}{x_2} + \frac{1}{2}\left( {{x_1} + {x_2}} \right) + \frac{1}{4} \ge 0\end{array} \right.\]

Nên \[\left\{ \begin{array}{l}\frac{{m - 4}}{3} \ge - \frac{1}{4}\\ - \frac{1}{3} + \frac{1}{2} \cdot \frac{{m - 4}}{3} + \frac{1}{4} \ge 0\end{array} \right.\] suy ra \[\left\{ \begin{array}{l}m \ge \frac{{13}}{4}\\m \ge \frac{9}{2}\end{array} \right.\] do đó \[m \ge \frac{9}{2}\].

Vậy \[m \ge \frac{9}{2}\] thỏa mãn yêu cầu đề bài.

Cách 2: Để phương trình đã cho có hai nghiệm phân biệt thì

2x + 1 ≥ 0 và x2 + mx + 2 = (2x + 1)2

\[x \ge - \frac{1}{2}\] và mx = 3x2 + 4x ‒1 (*)

Xét phương trình (*)

Với x = 0, suy ra 0x = ‒1 (vô nghiệm)

Với x ≠ 0 suy ra \[3x + 4 - \frac{1}{x} = m\]

Xét hàm số \[f\left( x \right) = 3x + 4 - \frac{1}{x}\] trên tập \[\left[ { - \frac{1}{2}; + \infty } \right) \setminus \left\{ 0 \right\}\]

\[f'\left( x \right) = 3 + \frac{1}{{{x^2}}} > 0\] với mọi x \[\left[ { - \frac{1}{2}; + \infty } \right) \setminus \left\{ 0 \right\}\]

Giới hạn:

\[\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ \pm }} f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ \pm }} \left( {3x + 4 - \frac{1}{x}} \right) = \mp \infty ;\]

\[\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f\left( x \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( {3x + 4 - \frac{1}{x}} \right) = + \infty \]

Bảng biến thiên:

Tìm m để phương trình có 2 nghiệm phân biệt: (ảnh 1)

Số nghiệm của phương trình (1) bằng số giao điểm của đồ thị hàm số \[f\left( x \right) = 3x + 4 - \frac{1}{x}\] và đường thẳng y = m trên miền \[\left[ { - \frac{1}{2}; + \infty } \right)\] {0}

Dựa vào bảng biến thiên ta được giá trị của m thỏa mãn yêu cầu bài toán là \[m \ge \frac{9}{2}.\]

Câu 96

Điểm thuộc đồ thị hàm số y = 2x ‒ 5 là:

A. (4; 3)

B. (3; ‒1)

C. (‒4; ‒3)

D. (2; 1)

Lời giải

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Thay x = 4 vào hàm số y = 2x ‒ 5, ta được: y = 2 . 4 ‒ 5 = 3.

Do đó điểm (4; 3) thuộc đồ thị hàm số y = 2x – 5.

Câu 97

Tính diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b, chiều cao h (cùng đơn vị đo).

Lời giải

Lời giải:

Diện tích đáy hình hộp chữ nhật = a × b.

Câu 98

Công thức tính diện tích đáy của hình lăng trụ đứng.

Lời giải

Lời giải:

Công thức tính diện tích đáy của hình lăng trụ đứng còn tùy thuộc xem đáy của hình lăng trụ đứng đó là hình gì.

+ Nếu đáy là hình tam giác sử dụng công thức tính diện tích hình tam giác

+ Nếu đáy là hình chữ nhật sử dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật

+ Nếu đáy là hình thang sử dụng công thức tính diện tích hình thang.

+ Nếu đáy là hình tròn sử dụng công thức tính diện tích hình tròn.

+ Nếu đáy là hình vuông sử dụng công thức tính diện tích hình vuông.

+ Nếu đáy là hình thoi sử dụng công thức tính diện tích hình thoi.

+ Nếu đáy là bình hành thì sử dụng công thức tính diện tích hình bình hành.

+ Nếu đáy là hình khác biệt thì chia đáy đó thành hình thông thường, tính diện tích từng hình, cộng tất cả diện tích các hình thông thường đó ta được diện tích đáy.

Câu 99

Tính diện tích nửa hình tròn có đường kính là 6 cm.

Lời giải

Lời giải:

Bán kính của hình tròn là:

6 : 2 = 3 (cm)

Diện tích nửa hình tròn là:

\[\frac{1}{2} \times \pi \times {3^2} \approx 14,13\] (cm).

Câu 100

Diện tích tờ giấy kiểm tra của em khoảng:

A. 605 dam2.

B. 605 hm2.

C. 605 cm2.

D. 605 mm2.

Lời giải

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

- Những đơn vị dam2, hm2 là hai đơn vị lớn nên không thể để đo tờ giấy kiểm tra nên ta loại 2 đáp án 605 dam2 và 605 hm2

- Đơn vị mm2 là một đơn vị quá nhỏ và không thể để đo tờ giấy kiểm tra nên ta loại đáp án 605 mm2

Vậy chỉ còn đáp án 605 cm².

4.6

327 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%